Trong bài viết ngày 12/8 đăng trên tờ Nhật báo Trung Quốc (China Daily),êngiaTrungQuốcmổxẻnănglựckiểmsoátlũcủađậpTamHiệtỷ lệ kèo 888 Zhang Boting - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc - đã mổ xẻ chi tiết năng lực kiểm soát lũ của con đập thủy điện lớn nhất thế giới này.
Đập Tam Hiệp xả nước hôm 27/7. Ảnh: China Daily |
Ông chỉ ra rằng, trên thực tế, khả năng kiểm soát lũ lụt của tất cả các công trình thủy lợi đều có giới hạn. Với Tam Hiệp, con đập chủ yếu được thiết kế để bảo vệ Kinh Giang, một đoạn của sông Dương Tử ở phía dưới đập, và các vùng đồng bằng màu mỡ dọc theo bờ sông khỏi nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra.
Do lòng sông Kinh Giang cao nên nó dễ bị hứng lụt dọc theo chiều dài 360km.
Tuy nhiên, đập Tam Hiệp đã cải thiện đáng kể việc kiểm soát lũ lụt ở Kinh Giang. Nhờ sự điều tiết lũ của công trình thủy điện này mà không có đoạn nào thuộc dòng chính của Dương Tử, trong đó có Kinh Giang, phải đương đầu với mức nước cao nhất.
Nhưng do nằm ở giữa vùng trung và thượng nguồn sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đóng một vai trò tương đối khiêm tốn trong việc kiểm soát lũ ở các nhánh hạ nguồn.
Đập Tam Hiệp có thể ngăn giữ dòng chảy đổ từ thượng nguồn Dương Tử xuống phía dưới, không để nước lũ dồn vào các nhánh hạ lưu. Và năm nay, con đập đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khi giới hạn lượng nước xả ở mức 19.000 m3/giây, dù dòng chảy vào hồ chứa lên tới 30.000-50.000 m3/giây.
Tình trạng mưa lũ liên tiếp vừa qua khiến nước dòng Dương Tử dâng cao, làm dấy lên nhiều lo ngại về sự an toàn của con đập. Tuy nhiên, điều này chủ yếu liên quan đến sự điều tiết khoa học của các vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu, và nhờ đó đập Tam Hiệp đã vận hành như một công trình phòng thủ hữu hiệu trước dòng lũ dữ.
Mực nước ở hồ chứa Tam Hiệp phải được duy trì dưới 165m để chuẩn bị cho lũ lụt có thể xảy ra hàng năm, nhưng hồ vẫn còn chỗ chứa thêm 22,1 tỷ m3 nước trong mùa lụt, vì nước hồ còn được phép dâng lên đến 175m - mức tối đa để giữ cho đập hoạt động bình thường.
Trong trường hợp nước dâng lên đến mốc 175m, thì cũng vẫn còn chỗ trống để tiếp nhận thêm dòng chảy, do mức nước trong hồ vẫn có thể lên đến 180m. Nhưng đây là trường hợp khẩn cấp, khi hồ được phép chứa thêm 5 tỷ m3 nước nữa.
Do vậy, cũng giống như bất kỳ công trình thủy lợi nào trên thế giới, đập Tam Hiệp được thiết kế để giảm bớt nguy cơ lũ lụt bằng cách điều tiết hợp lý dòng nước chảy theo các mùa khác nhau.
Theo ông Zhang Boting, việc thuần hóa dòng chảy của bất kỳ con sông nào, trong đó có Dương Tử, thực sự nằm ngoài phạm vi kỹ thuật. Ngoài các yếu tố tự nhiên như địa lý, khí hậu và lượng mưa không đồng đều vốn không thể kiểm soát được, Trung Quốc còn tụt hậu trong xây dựng hồ chứa và đập so với các nước phát triển. Tuy vậy, nước này vẫn có thể cải thiện tốt năng lực kiểm soát lũ lụt. Với tăng trưởng kinh tế bền vững và tăng cường hiện đại hóa, Trung Quốc đủ khả năng củng cố sức mạnh phòng thủ trước lũ lụt.
Thêm một số hình ảnh về đập Tam Hiệp do hãng tin Tân Hoa đăng tải ngày 2/8:
Thanh Hảo
Hình ảnh loạt thành phố Trung Quốc ngập trong lũ, đập Tam Hiệp mở 6 cửa xả
Trung Quốc vừa trải qua đợt mưa lũ tồi tệ nhất trong nhiều thập niên dọc sông Dương Tử, cả ở phía trên và phía dưới đập Tam Hiệp.