Đầu tháng 12,ânmạngTrungQuốcnémđádựánvệtinhcủkq u19 Trung Quốc đã gửi báo cáo lên Văn phòng các vấn đề vũ trụ của Liên hợp quốc (LHQ), tố cáo 2 vệ tinh của hãng SpaceX bay quá gần trạm không gian của nước này hồi tháng 7 và tháng 10, “tạo ra mối nguy hiểm đe doạ tính mạng, sức khoẻ của các phi hành gia trên trạm không gian Trung Quốc”, buộc trạm phải di chuyển khỏi quỹ đạo để tránh va chạm.
Sự việc thu hút sự chú ý của dư luận trong nước vào tuần này khi truyền thông phân tích vụ việc liên quan tới các vệ tinh thuộc chùm Starlink của SpaceX – dự án hứa hẹn cung cấp Internet tốc độ cao trên toàn hành tinh.
Ngày 27/12, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời chuyên gia suy đoán rằng SpaceX có thể đang “cố gắng kiểm tra khả năng và phản ứng của Trung Quốc trong không gian”.
Chủ đề thu hút hơn 90 triệu lượt xem trên Weibo. Cư dân mạng đã chỉ trích “vệ tinh Starlink của Mỹ”. Một số chê bai mạng lưới đó là một “dự án xấu xa” và là dấu hiệu “độc quyền trong cuộc đua ngoài vũ trụ”. Một người khác cáo buộc Mỹ “kích động rắc rối”.
Ngày 28/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, kêu gọi Mỹ “ngay lập tức thực hiện biện pháp ngăn chặn các vụ việc như vậy tái diễn”, đồng thời coi đây “là một ví dụ điển hình về tiêu chuẩn kép của Mỹ khi đưa ra khái niệm “ứng xử có trách nhiệm trong không gian vũ trụ” nhưng phớt lờ nghĩa vụ của mình theo các hiệp ước quốc tế về hàng không vũ trụ, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với tính mạng và sự an toàn của các phi hành gia”.
Trong khiếu nại gửi lên LHQ, Bắc Kinh đề nghị Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhắc nhở các quốc gia thực hiện nghiêm túc hiệp ước quản lý hoạt động ngoài không gian.
Các bên liên quan gồm SpaceX, Văn phòng các vấn đề vũ trụ LHQ và căn cứ lực lượng vũ trụ Vandenberg (nơi giám sát hoạt động di chuyển trong không gian và theo dõi các vụ va chạm tiền ẩn), không đưa ra bình luận về vụ việc.
Giao thông trong vũ trụ
Đến nay, mạng lưới Starlink đã hoạt động trên khắp nước Mỹ với gần 2.000 vệ tinh được đưa lên không gian và số lượng các vệ tinh sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn nữa khi SpaceX mở rộng dịch vụ ra quy mô toàn cầu.
Mạng lưới này, cùng các dự án tương tự khác liên quan đến hoạt động thương mại và chính phủ ngày càng tăng trong không gian đã khiến vấn đề quản lý giao thông trong vũ trụ trở nên nhức nhối.
Các vụ suýt va chạm giữa những vật thể trong không gian thường xuyên xảy ra. Và việc Trung Quốc khiếu nại lên LHQ cho thấy khó có giải pháp hoàn hảo mang tính quốc tế để theo dõi và điều phối các vật thể bay trong không gian.
Dư luận đang lo ngại về những vụ va chạm tiềm ẩn sẽ tiếp tục tăng lên và hoạt động trong không gian trở nên nguy hiểm hơn khi con người đưa thêm nhiều vật thể vào quỹ đạo. Cần lưu ý rằng, Nga và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thử nghiệm chống vệ tinh (ASAT), phá huỷ những vệ tinh đang bay trên quỹ đạo và tạo ra các chùm mảnh vỡ khổng lồ ngoài không gian. Các mảnh vỡ đang bay trong quỹ đạo một cách không kiểm soát, đe doạ bất kỳ tàu vũ trụ, trạm không gian hay vệ tinh nào cắt qua đường đi của chúng.
Jonathan McDowell, nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, chỉ ra rằng, Trạm vũ trụ quốc tế trong những năm gần đây, đã phải nhiều lần né tránh các mảnh vỡ gây ra bởi thử nghiệm ASAT do Trung Quốc tiến hành năm 2007.
Trang web Starlink nói rằng, các vệ tinh của hãng đều được trang bị công nghệ tránh va chạm tự động, giúp nó tự động tránh các mảnh rác vũ trụ, trạm không gian hay bất kỳ vật thể bay hành trình nào khác. Trong báo cáo, Trung Quốc cho biết: “khó có thể xác định quỹ đạo của các vệ tinh cũng như đây có phải là sai sót hay không”.
Dựa trên dữ liệu của McDowell, vệ tinh Starlink khi tiến gần tới trạm không gian của Trung Quốc hồi tháng 8 đã có sự điều chỉnh nhẹ về quỹ đạo, cho thấy hệ thống tự động vẫn đang hoạt động. Nhưng ông cũng khẳng định rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bên, “Nếu tôi là Trung Quốc, ngay cả khi tôi biết SpaceX có trang bị hệ thống tự động, tôi cũng không thể chắc chắn rằng hệ thống đó sẽ hoạt động vào thời điểm đó”.
Danh tiếng của Musk tại Trung Quốc
Vụ việc có thể gây tổn hại tới danh tiếng của vị tỷ phú tại Trung Quốc, nơi ông phải dành nhiều năm gây dựng lòng tin với chính quyền và người dân nơi đây để đưa Tesla xâm nhập thị trường.
Năm 2019, Tesla là hãng sản xuất nước ngoài duy nhất không có đối tác địa phương được giảm phần lớn thuế cho các sản phẩm ô tô, và Elon Musk đã xuất hiện trên sân khấu ra mắt mẫu xe điện Model 3 sản xuất tại Thượng Hải đầu năm ngoái. Thủ tướng Lý Khắc Cường thậm chí từng nói rằng ông sẽ vui mừng trao “thẻ xanh” cho Musk sau khi doanh nhân người Mỹ khẳng định ông “rất yêu Trung Quốc”.
Tuy nhiên, danh tiếng của tỷ phú gốc Nam Phi đã bị tổn hại trong suốt 2 năm qua bởi hàng loạt vụ việc tai tiếng, bao gồm việc thu hồi phần lớn các xe Tesla sản xuất tại Thượng Hải. Hãng xe phải đối mặt với sự phản đối của các chủ sở hữu Tesla tại triển lãm ô tô Thượng Hải năm nay do chất lượng sản phẩm kém cũng như lo ngại về vấn đề an toàn của cơ quan quản lý Trung Quốc.
Musk, người từ lâu đã thể hiện niềm thích thú với văn hoá Trung Hoa, thường xuyên bày tỏ tình cảm của mình với đất nước tỷ dân. Hồi tháng 7, ông đăng dòng “tweet” hoan nghênh kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước đó, CEO của Tesla cũng xuất hiện trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với đài truyền hình quốc gia, dành nhiều lời khen ngợi Bắc Kinh và khẳng định Trung Quốc sẽ “trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới”. Musk cũng dự đoán đất nước này sẽ trở thành thị trường quan trọng nhất của Tesla.
Tháng 11 vừa qua, Elon Musk đã đăng tải một bài thơ cổ của Trung Quốc và nhanh chóng trở thành chủ đề thịnh hành trên Weibo.
Vinh Ngô (Theo CNN)
Nhiều người cho rằng tạp chí Time đã sai lầm khi chọn một người có thái độ gây tranh cãi về việc đóng thuế, quyền lợi người lao động và Covid-19 làm “Nhân vật của năm” 2021.