- Dù nay đã là sinh viên năm thứ 3 nhưng những áp lực về điểm số,Áplựcbủavâynữsinhhọcgiỏkết quả bóng đá ngoại hạng anh thành tích học tập vẫn là nỗi sợ hãi với Nhàn mỗi khi nghĩ đến.
Lời toà soạn: Sau chia sẻ của một học sinh "Có mỗi việc học còn không xong thì làm được cái gì?", VietNamNet tiếp tục nhận được tâm sự của một sinh viên từng trải qua nhiều áp lực thời học phổ thông. Với những kết quả học tập và thi cử tốt, bạn sinh viên này đã trúng tuyển vào trường đại học thuộc tốp đầu. Bài chia sẻ dưới đây dù chỉ là góc nhìn cá nhân, đây là những tiếng nói rất đáng suy ngẫm cho những người lớn có liên quan.
Ảnh minh hoạ: Thanh Hùng |
Từ lớp 1 đến lớp 7, em vốn là một học sinh bình thường trong lớp, không phải diện yếu kém. Nhưng em đã quen với việc hứng chịu những câu chỉ trích từ mẹ như: “Học dốt mà chỉ lo nghịch phá, nói chuyện”, “Mẹ chán con lắm”.
Trong nhà, chị gái em luôn là học sinh giỏi các cấp và rồi em luôn bị so sánh. Đến giờ, em vẫn còn ám ảnh câu nói của mẹ: “Con không cần nhìn đâu xa mà nhìn ngay chị”.
Những năm đầu cấp 2, tình cảnh cũng không khá hơn, khi sau mỗi lần đi họp phụ huynh về mẹ lại có những tràng ca thán.
Những ngày đó, điểm số là thứ được quan tâm khi các bài kiểm tra được thầy cô gửi về cho phụ huynh ký xác nhận nắm được tình hình. Trong mắt mẹ, điểm cứ phải từ 8 trở lên, 7 điểm sẽ bị mắng mấy câu cùng câu hỏi: “Không được 8 à?”
Còn từ 6 điểm trở xuống là nỗi sợ hãi bao trùm. Đến nỗi, những bài điểm thấp, em vì quá sợ nên phải làm liều nhái chữ ký.
Nhưng đáng buồn là những thứ áp lực đó có vẻ như lại càng đè nặng hơn và tỷ lệ thuận khi kết quả học tập tốt lên.
Từ lớp 8, em bắt đầu tiếp cận với môn Hóa học và thành tích học tập như được sang một trang khác. Lớp 10, em trở thành thủ khoa trong kỳ thi vào trường chuyên của tỉnh và vào lớp cũng thuộc diện học giỏi tốp đầu.
Những tưởng khi được học theo sở thích và kết quả tốt đẹp thì không còn áp lực. Mọi thứ cứ diễn ra như vậy cho đến ngày em được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia lớp 11.
Kỳ vọng bỗng chốc đặt vào chúng em rất nhiều. Nhưng thật không may, đến khi thi thì cả đội 6 người, chỉ duy nhất 1 người đạt giải; số còn lại, có em, bị trượt.
Khi đó, bản thân em buồn đã đành, nhưng bố mẹ, thầy cô cũng buồn chán rõ rệt trên từng nét mặt, bởi mặc nhiên trong suy nghĩ của mọi người là “khi học thì không đến nỗi nào”.
Bị trượt trong sự kỳ vọng, em cảm thấy sự hãi chính những sự kỳ vọng đó.
Về nhà, bố mẹ nói những câu không hề dễ nghe và luôn đặt ra những câu hỏi sao lại không đỗ được, thật vô lý. Có lẽ cũng vì vốn trước đây đã đặt quá nhiều kỳ vọng, thậm chí từng khoe về thành tích được đi thi của em.
Cùng vì thế, cho đến mãi những tháng tiếp theo, em lâm vào trạng thái chán nản, không muốn làm gì và tâm hồn thì vô định.
Đi học thì chỉ thấy buồn và cả một mùa hè năm đó không còn thấy động lực học hành. Chưa hoàn hồn được bao lâu, sức ép lại đến tiếp khi em phải đứng trước 2 sự lựa chọn khi lên lớp 12 là hoặc tập trung thi ĐH hoặc theo tiếp thi học sinh giỏi quốc gia.
Lúc đó sức ép đè lên vai em là nếu chọn thi học sinh giỏi quốc gia thì đành phải đánh đổi đành bỏ ngỏ ôn thi các môn ĐH. Và nỗi lo luôn hiển hiện là nhỡ trượt tiếp như lớp 11 thì coi như sẽ mất hết.
Thầy giáo thì liên tục động viên quay trở lại chuẩn bị thi tiếp lớp 12, bởi “không ai thi thì không đảm bảo chất lượng đội tuyển”.
Cả mùa hè em như bị rơi vào trạng thái trầm cảm, trơ lỳ cảm xúc, có chút chán đời và chẳng có định hướng gì nữa về tương lai. Mỗi tối, em toàn lén lút ngồi bật tivi xem đến sáng; còn buổi ngày thì đi ngủ. Bố mẹ cũng đi làm cả ngày nên không hề hay biết những ngày tháng cô độc.
Những tháng hè, thầy cũng thường gọi điện cho chúng em và bảo cố gắng. Không phải một lần mà thi thoảng 2- 3 bữa, thầy lại gọi và nhắc lại việc đó. Em cảm thấy mình rơi vào cảnh không còn quyền lựa chọn, không được phép từ chối.
Bởi em cũng hiểu rằng thầy giáo trẻ những năm đầu phụ trách đội tuyển cũng rất áp lực kết quả cho nhà trường, nếu mình bỏ thì thầy trò sẽ khó nhìn mặt nhau. Vừa thấy thương thầy, nhưng thấy như thầy đang càng ép mình. Đợt ấy em hay cáu gắt.
Chưa hết, một thời gian sau, đến cả vợ thầy cũng gọi điện cho em và bày tỏ muốn gặp mặt. Thậm chí lúc đó, cô ấy đang trong giai đoạn mang bầu trông tiều tụy, ốm yếu. Lúc đó, áp lực với em không chỉ là nỗi lo sợ có đỗ được đại học, đạt giải quốc gia hay không mà còn là làm sao trả được ân tình với nhà thầy.
Mỗi lần thấy điện thoại quen thuộc thì em phát cáu. Em đã rất buồn và khóc mỗi đêm. Việc này kéo dài cả tháng.
Sau rồi, 5 bạn từng thi học sinh giỏi lớp 11 thì đến 3 người xin rút bằng đủ lý do.
Em là học trò cưng nên thật khó để xin được dừng lại.
Cuối cùng, may sao em vẫn giành được giải Ba kỳ thi học sinh giỏi năm lớp 12. Bởi em nghĩ với những áp lực khủng khiếp đó nếu trượt thêm lần nữa có lẽ một đứa con gái mới lớn như em sẽ khó để vực dậy.
Thanh Nhàn
'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo'
Hơn 30 năm công hiến cho ngành giáo dục, tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn. Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng tôi vẫn phải nhồi!