Những ký ức riêng gắn liền với niềm đam mê sách vở,ếnsĩTrầnNgọcHiếuCôngchúngvănhọctuyítnhưngđừngtuyệtvọkqbd spartak moscow các câu chuyện xoay quanh nghề dạy học, suy ngẫm về tương lai của sách và văn hóa đọc được TS. Trần Ngọc Hiếu bàn luận từ một góc nhìn thấu đáo.
Sách và những suy ngẫm, trải nghiệm riêng
-Trong một bài đăng trên trang cá nhân, thầy từng nhắc đến những hiệu sách truyền thống của Hà Nội. Đó có phải là nơi đã hình thành nên đam mê của thầy với sách?
Hồi bé, khu phố Giảng Võ nhà tôi có nhiều hiệu sách. Những năm tháng ấy, những trang sách là thế giới sống động nhất của tôi, thậm chí đến bây giờ tôi vẫn nhớ bìa của một cuốn sách thuở ấy như thế nào. Ở Hà Nội, giờ đây các hiệu sách truyền thống ngày càng thưa thớt và cái nào còn trụ lại thường phải gắn bó với mô hình quán cà phê.
-Những trải nghiệm đọc sách thời học sinh khác gì so với khi trở thành một người nghiên cứu văn học?
Tất nhiên là để có tôi bây giờ phải bắt đầu từ tôi ở trong quá khứ. Có những nhà văn - tôi rất biết ơn vì đã giúp bản thân hình thành nhãn quan về cuộc đời như Franz Kafka hay Dostoevsky.
Khi đi dạy học và làm việc với tư cách là một người nghiên cứu đương nhiên sự đọc không đơn thuần là một thú vui. Đọc gắn liền với quá trình thực hiện một đề tài nghiên cứu, dùng nó như một chất liệu để từ đó đặt ra các câu hỏi buộc người ta nghĩ khác đi về những vấn đề của đời sống. Cách đọc đó có cái hay nhưng mang tính chất chuyên môn, gắn liền với yêu cầu về công việc nên không phải lúc nào cũng phù hợp với sở thích.
-Theo thầy, sách có phải là một trong những “vật thể” lưu giấu ký ức mà con người đang trở nên ngày càng xa cách?
Hiện nay, quá trình số hóa diễn ra ở nhiều lĩnh vực và sách vở đang trải qua điều đó. Tuy nhiên, chiều kích vật chất của sách gắn liền với rất nhiều thứ liên quan đến ký ức, vốn là một thứ vừa có tính chất riêng tư lại vừa có tính chất vật thể. Do đó, số hóa không loại trừ hình thức tồn tại truyền thống của sách vì nó gắn với những ký ức rất quan trọng của con người.
-Vậy còn những giá trị mang tính thực dụng của sách thì sao?
Cái gọi là giá trị cần con người thể nghiệm theo thời gian. Văn chương không phải giải pháp tức thời và xưa nay những thứ văn chương hay nhất không cần vội vã chứng tỏ nó thỏa mãn nhu cầu thiết thực nào đó của con người ới có quyền được tồn tại.
Đôi khi văn chương còn kéo con người khỏi những đòi hỏi thực dụng, giúp nhìn đời sống trong tinh thần vô tư, khám phá các giá trị thẩm mỹ. Khi biết rung cảm trước bao điều đẹp đẽ, giữa chúng ta với thế giới có một kết nối tinh thần và từ đó mình thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
-Thầy đánh giá như thế nào về thị trường xuất bản sách ở Việt Nam so với các nước trên thế giới và khu vực?
Tôi thấy ở Việt Nam có một lĩnh vực sôi động là sách dịch. Mấy năm trước chúng ta hay dịch những thứ thời thượng, nhưng ít nhất 2 năm trở lại đây có một nhà NXB độc lập chú trọng vào việc dịch sách kinh điển là NXB Khác. Việc này rất đáng ghi nhận bởi họ nuôi dưỡng một cộng đồng đọc sách có chất lượng.
Nếu ở Việt Nam, một cuốn sách in 1000 - 2000 bản trong lần đầu thì ở Hà Lan, con số đó là 5000. Vì thế mới có một đội ngũ “full-time writer”, tức người viết toàn thời gian. Còn ở Hong Kong, các nhà xuất bản nhỏ ưu tiên những thể loại như thơ và họ biết cách mang thơ đến gần hơn với công chúng. Trong khi đó, tại Việt Nam, có rất ít nhà xuất bản mở ra chỉ để in thơ. Hướng đi này đòi hỏi một sự ủng hộ rất lớn từ nhiều nguồn lực mà tôi chưa thấy sự thay đổi trong 1-2 năm nữa.
Sách và người trẻ trong thời đại ngày nay
-Thầy đánh giá thế nào về thực trạng đọc sách của sinh viên, từ góc độ của người đứng trên giảng đường?
Càng ngày càng nhiều bạn có vốn đọc tốt, có cơ hội chạm được vào những tác phẩm lớn mà thời bọn tôi không dễ kiếm và đọc được. Thế nên, tôi luôn kinh ngạc trước gu thưởng thức văn học, nghệ thuật của một số sinh viên.
Còn tôi thất vọng không phải vì sinh viên không đọc mà do các bạn đọc với mục đích thực dụng, chỉ đọc các bài trong giáo trình hay sách giáo khoa để sau này đi dạy. Tôi không thấy được sự tò mò về một đời sống sách vở rộng hơn, phong phú hơn.
Đối với nghề giáo, nếu không đọc không thể dạy người khác đọc được, nếu anh không viết không thể dạy người khác viết được. Và nếu anh có một tầm nhìn về đời sống hạn hẹp thì nạn nhân đầu tiên của anh sẽ là những học trò.
-Liệu cách dạy và học ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung trong nhà trường phổ thông có ảnh hưởng tới niềm đam mê đọc sách của giới trẻ?
Trước đây, việc dạy văn trong nhà trường khiến học sinh gần như chỉ thích đọc những tác phẩm văn chương nghe hơi giống một bài học self-help (giúp người đọc tự hoàn thiện bản thân và rèn luyện kỹ năng). Nhưng các em ngày càng ít nhạy cảm trong việc cảm thụ văn học như một trải nghiệm thẩm mỹ. Nguyên nhân là cách dạy trước kia nhấn mạnh đến việc phải phân tích bài văn này, phải nói những ý kia mới được ghi nhận. Tức là đọc không có tự do và cảm nhận độc lập của mỗi cá nhân.
Chương trình mới đang cố gắng gắn kết việc học văn với tăng cường vốn đọc. Nhưng quan trọng nhất là các thầy cô phải thích đọc, hiểu được tầm quan trọng của văn hóa đọc, trau dồi kinh nghiệm đọc mới có thể giáo dục các em, đặc biệt là phương diện thẩm mỹ.
-Ngoài trường học, đâu là nơi thầy có thể quan sát được thói quen đọc của người trẻ?
Ở Hà Nội có rất nhiều không gian văn học nhỏ do các bạn trẻ tự tổ chức, nơi mọi người cùng đọc và trao đổi, thảo luận quan điểm của mình. Số người tham gia các nhóm nhỏ ấy không nhiều và không nhất thiết theo đuổi về văn học, nghệ thuật. Nhưng họ khiến chúng ta tin rằng sức sống của văn học rất bền bỉ vì nó giúp con người thể nghiệm nhiều thứ mà những hình thức khác không có được. Công chúng của văn học tuy ít nhưng đừng tuyệt vọng vì số độc giả khiêm tốn đó mới chứng tỏ ý nghĩa thực sự của văn học là gì.
-Theo thầy, làm thế nào có thể lan tỏa văn hoá đọc tới nhiều người hơn?
Trước hết, các nhà sách nếu thực sự quan tâm đến văn hóa đọc cần ủng hộ các nhóm đọc sách nhỏ, không phải bằng tiền mà là sách, vì đó mới là hoạt động đọc có chiều sâu.
Thứ hai, tôi rất mong có những diễn đàn do các cá nhân, nhóm người hay tổ chức hội đoàn chính thống mở ra để mỗi người được thể hiện niềm đam mê đọc sách.
Thứ ba, chúng ta phải có tầm nhìn và các phương pháp để phát triển văn hóa đọc tại trường hoặc nơi công cộng. Các tủ sách ở vùng sâu, vùng xa hay hoạt động đọc sách cho các cụ già.
Nên nhớ rằng một nền công nghiệp xuất bản muốn phát triển mạnh thì phải có một cộng đồng người đọc ngày càng rộng mở.
Minh Châu