Zingtrích dịch bài đăng trên South China Morning Post,ộcđuahànghiệuchoconcáicủagiớinhàgiàtrực tiếp bóng đá hôm nay ngoại hạng anh đề cập đến xu hướng mua sắm, diện đồ hàng hiệu cho con ngay từ lúc chúng lọt lòng của các bậc cha mẹ giới thượng lưu trên thế giới. Cuối tháng 9, hot girl nổi tiếng Kylie Jenner đăng tải hình ảnh con gái Stormi ngày đầu đi học mẫu giáo. Đáng chú ý, ngoại trừ đồng phục, cô bé 2 tuổi diện toàn hàng hiệu trên người: bông tai kim cương, giày Air Jordans, ba lô màu hồng của Hermes trị giá 12.000 USD. Ngay từ nhỏ, Stormi đã có tủ quần áo triệu USD. Cô bé thường xuyên xuất hiện với rất nhiều phiên bản mini của Hermes Birkin, Hermes Kelly, túi Louis Vuitton, Alexander Wang... Cuộc sống “ngậm thìa vàng” của nhóc tỳ còn được thể hiện qua bộ sưu tập giày hiệu, trong đó có rất nhiều đôi hiếm, thậm chí chưa được mở bán trên thế giới.
Giống với Stormi, bé Kulture - con gái của rapper Cardi B - cũng được cha mẹ tặng cho túi Birkin size nhỏ màu hồng của hãng Hermes vào sinh nhật. Giá trị của món đồ lên đến 9.850 USD. Việc các ngôi sao, người giàu có cho con cái nhỏ tuổi diện toàn đồ hiệu với mức giá trên trời không phải là điều lạ lẫm với người theo dõi. Tuy còn nhiều tranh cãi xung quanh chuyện có nên để một đứa trẻ sử dụng xa xỉ phẩm ngay từ bé, sự thực không thể phủ nhận là thị phần quần áo hàng hiệu cho trẻ em đang trỗi dậy với tốc độ nhanh chóng. Muốn con sang chảnh từ bé Khi bị chỉ trích là phô trương, chiều hư con, Cardi B đáp trả thẳng thừng: "Đúng vậy, trẻ con chỉ quan tâm đến kẹo và đồ chơi nhưng chúng cũng phải đi ra ngoài. Bạn biết tôi đang nói gì không? Tôi không bao giờ muốn con của mình xuất hiện trước công chúng với bộ dạng xấu xí nên bản thân cảm thấy không vấn đề gì khi ông xã tặng chiếc túi xách Birkin cho con gái". Xuất phát từ quan điểm người lớn luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái, những ông bố bà mẹ nhiều tiền không ngần ngại sắm sửa những món đồ hiệu cho con để mặc đồ đôi với mình. Tại Trung Quốc, “văn hóa mini” đang trở thành xu hướng thịnh hành trong giới nhà giàu, khi các bậc phụ huynh coi việc mua phụ kiện, quần áo đắt đỏ cho con từ nhỏ là thú vui cần đầu tư.
Sự phát triển của mạng xã hội khiến nhiều cặp mẹ con nổi tiếng vì cùng diện đồ thời thượng. Stylist June Ambrose được yêu thích cũng nhờ các bức ảnh tạo dáng bên con gái. “Một đứa trẻ ăn mặc đẹp và sành điệu phản ánh thẩm mỹ, đẳng cấp của cha mẹ chúng. Rất nhiều phụ huynh Trung Quốc thuộc tầng lớp thượng lưu tin thế”, báo cáo của K11’s Future Taskforce chỉ ra. Điều này được dẫn chứng bởi số quần áo trẻ em thuộc phân khúc cao cấp đang ngày một đắt hàng ở Hong Kong. “Nhiều khách hàng của chúng tôi sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có chất lượng tốt, vẫn bền sau nhiều lần giặt”, Jenny Slungaard, trưởng bộ phận quan hệ công chúng của Alex and Alexa, một nhà bán lẻ quần áo trẻ em sang trọng có trụ sở tại London (Anh), cho biết. Theo Euromonitor, thị trường quần áo trẻ em toàn cầu có giá trị 1,4 tỷ USD vào năm 2017 và dự kiến tăng 8% vào năm 2021. Trong đó, các mặt hàng như áo in họa tiết, áo nỉ, phụ kiện gồm tất và giày dép được mua nhiều nhất và là yếu tố thúc đẩy phân khúc này phát triển.
Ngoài ra, bậc cha mẹ cũng đang mạnh dạn bỏ tiền mua những chiếc áo khoác đắt đỏ từ các thương hiệu lớn như Burberry, Moncler. Theo đó, người lớn tin rằng các sản phẩm này sẽ có thể mặc lâu dài, mang lại sự ấm áp, thoải mái trong khi vẫn đảm bảo độ sành điệu, dẫn đầu phong cách. “Các thương hiệu cao cấp luôn có xu hướng nâng cao mọi khía cạnh trong thiết kế của họ. Với quần áo trẻ em, họ thường thiết kế phá cách hơn, kết hợp giữa màu sắc tươi sáng và hình in bắt mắt. Bộ trang phục thực sự đem lại diện mạo nổi bật cho em bé mặc nó”, Slungaard cho hay. Vung tiền chính đáng Bên cạnh tính thẩm mỹ, các bậc cha mẹ nhà giàu ngày nay càng chú trọng đến độ bền, chất lượng vải hơn bao giờ hết. Thoạt nhìn, việc mua quần áo sang trọng cho trẻ em có vẻ phù phiếm, cố tình chơi trội vì chúng lớn quá nhanh và quần áo có thể bị ố hoặc hư hại rất dễ dàng. Song, da của trẻ em nhạy cảm và mỏng manh hơn rất nhiều, vì vậy chất lượng của vải và thuốc nhuộm rất được coi trọng.
Điều này được minh chứng trong một báo cáo của công ty McKinsey với lời trích dẫn: “Các bà mẹ Trung Quốc đã trở thành những người sành sỏi nhất trên thế giới trong việc tìm kiếm các nguyên liệu hoặc thành phần mà họ cho là có khả năng gây hại cho con mình”. Trên thực tế, bất kỳ phụ huynh nào cũng đồng ý rằng quần áo trẻ em cần phải bền và thoáng khí, phù hợp những đứa trẻ vốn nghịch ngợm, hiếu động, hay chạy nhảy. Trong khi đó, các nhãn hiệu xa xỉ thường sử dụng loại vải có chất lượng tốt hơn, giúp những phụ huynh có thể mua với số lượng vừa phải và thoải mái giặt đi giặt lại. Trong giai đoạn Covid-19 lan rộng ra toàn cầu, trái ngược với tình trạng nhiều ngành kinh doanh đi xuống, thị trường quần áo trẻ em xa xỉ vẫn đang tiếp tục tăng. Lý do phần nhiều xuất phát từ việc các mặt hàng này có mức giá thấp hơn nhiều so với đồ hiệu cho người lớn. Mặt khác, đa số trẻ nhỏ ở nhà trong giai đoạn này, không phải đến trường hay mặc đồng phục. Jenna Mardon, giám đốc phát triển phân khúc quần áo trẻ em tại Farfetch, nền tảng bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến của Anh - Bồ Đào Nha, cho biết: “Các sản phẩm dành cho bé trai, bé gái là danh mục ít bị ảnh hưởng nhất trong tình hình kinh doanh hiện giờ của chúng tôi”. Trẻ con Nhật Bản kém hạnh phúcTrẻ con Nhật Bản được xếp hạng gần cuối về chỉ số hạnh phúc trong số 38 quốc gia phát triển do mức độ không hài lòng với cuộc sống và tự tử cao, một báo cáo của UNICEF cho hay. |