Sau hơn ba giờ đồng hồ hội đàm với chủ yếu thời gian hai nguyên thủ gặp mặt trực tiếp,ộcgặliverpool đấu với wolves Tổng thống Nga nhận xét lãnh đạo Triều Tiên là "người rất cởi mở", và hai bên đã thảo luận chi tiết, cởi mở về lệnh trừng phạt, về Mỹ và phi hạt nhân hóa.
Ảnh: Daily Star |
Putin nói thêm rằng kết quả hội nghị sẽ được ông thông báo cho Trung Quốc và Mỹ trong thời gian tới, và chính Kim Jong Un đã đề nghị điều này để Washington biết rõ quan điểm của mình. Ông cũng nói về các cơ hội hợp tác kinh tế với Triều Tiên, hối thúc Hàn Quốc hành động độc lập hơn trong tiếp cận Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, hãng thông tấn KCNA cho biết, tại hội nghị Vladivostok, Chủ tịch Kim chỉ trích thái độ "đơn phương, hai mặt" của Mỹ khiến hội nghị Trump – Kim lần 2 không đạt được thỏa thuận.
"Tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện giờ đang rơi vào bế tắc và đã chạm tới ngưỡng mà có thể trở lại tình hình trước kia khi Mỹ có thái độ đơn phương, hai mặt tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai gần đây", ông Kim nói.
Trước hội nghị ở Hà Nội cuối tháng 2, hai ông Trump và Kim đã gặp nhau lần 1 ở Singapore và nhất trí một tuyên bố chung. Dù văn kiện này chưa chứa đựng nhiều cụm từ mơ hồ nhưng Tổng thống Mỹ tự nhận mình là một người quyết định thỏa thuận (dealmaker).
Giữa bối cảnh đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều bế tắc, cuộc gặp Putin – Kim được đánh giá là cơ hội cho cả Nga và Triều Tiên, đồng thời là lời nhắc nhở đối với chính quyền Trump.
"Ông Putin từ lâu đã cố gắng thu hút lãnh đạo Triều Tiên về phía Nga. Nỗ lực mới nhất là vào tháng 9/2018 tại diễn đàn kinh tế ở Vladivostok. Đây được coi là cơ hội để đưa dấu ấn của Putin vào cửa ngõ giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhằm đảm bảo Nga không chỉ là một quan sát viên mà còn là một chủ thể tích cực trong cuộc chơi này".
Giới phân tích cho rằng, việc ông Kim Jong Un quyết định đi Nga gặp Putin còn chứng tỏ hiện đang có nhiều vấn đề quan trọng tồn tại trong quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Washington. Lãnh đạo Triều Tiên chắc chắn biết rằng áp lực từ Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng nên ông cần sự ủng hộ thêm nữa, chủ yếu là từ hai nơi: Nga và Trung Quốc.
Trong khi Trung Quốc là nước ủng hộ chính thì Nga có một số ảnh hưởng nhất định. Đây là nước có nhiều lao động Triều Tiên, là nguồn cung ngoại tệ mạnh quý giá cho Bình Nhưỡng. Hội nghị Vladivostok cũng là dịp để Kim Jong Un tìm kiếm sự ủng hộ cho việc nới lỏng cấm vận quốc tế nhằm vực dậy nền kinh tế yếu kém trong nước.
Tuy nhiên, giới phân tích chỉ ra rằng, việc Moscow vẫn cam kết tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế cho tới khi nào Triều Tiên dỡ bỏ các chương trình hạt nhân cho thấy cuộc gặp khó có thể tạo ra một sự giúp đỡ hữu hình nào dành cho chính quyền Kim Jong Un. Mặc dù vậy, nó vẫn như như một lời nhắc nhở với Washington rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên còn các lựa chọn khác trong khu vực luôn ủng hộ ông. Về phần mình, Putin chứng tỏ Nga đang trở lại là trung tâm ngoại giao và tâm điểm chú ý của quốc tế.
Thanh Hảo