Nếu một ngày nào đó,ĐànôngViệtcơbảnlàkhôngđủsứclấyvợđẹfabet 88 ngôi sao cỡ Madona yêu một người đàn ông Việt Nam, chắc anh ta không dám yêu. Vì cô ta đã đẹp lại quá tài năng, quá nhiều tiền, quá nổi tiếng, quá sexy, quá giỏi chuyện giường chiếu.
Một phụ nữ đang yên bề gia thất bên người chồng Tây của mình đã đặt ra giả thiết khá phi thực tế như vậy khi bàn về bản chất của đàn ông Việt. Chị tỏ ra rất hài lòng khi lựa chọn một nửa cuộc đời mình là một người chồng ngoại quốc.
Chị lập gia đình được mấy năm rồi? Trải nghiệm cuộc sống gia đình với một người chồng nước ngoài chị thấy như thế nào?
Tôi lập gia đình được 5 năm. Từ khi lập gia đình tới giờ tôi sống ở nước ngoài cùng chồng. Gia đình tôi là gia đình hạnh phúc và chẳng có việc gì cản trở khiến tôi bận lòng trong cuộc sống hôn nhân cả.Tôi thấy mình thật đúng đắn khi chọn một người đàn ông nước ngoài để trải nghiệm cuộc sống gia đình. Đó là sự lựa chọn chứ không phải may mắn.
Tại sao chị lại nói: Đó là sự lựa chọn chứ không phải may mắn?
Phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng coi như đi mua một lá số cho cuộc đời mình. Đa số mọi người “trượt” lá số hạnh phúc. Lá số đó hiếm hoi đến mức hàng triệu người mới có một người hạnh phúc trọn vẹn. Họ đi lấy chồng mà không được nói hay về hạnh phúc gia đình mình. Vì nói hay hôm trước, nhỡ cái hôm sau, hôm sau nữa mọi việc lại dở ngay.
Nếu lấy chồng ở quê hương, tôi sẽ không dám nói rằng tôi lựa chọn đúng đắn. Tôi sẽ phải nói mình gặp may mắn. Vì việc thương vợ, tôn trọng vợ, nhìn đúng đắn và sòng phẳng về hôn nhân thì trong hệ ý thức của đàn ông Việt Nam không có. Họ thương, chiều vợ vì chẳng may có một anh có tính cách như thế.
Đàn ông Tây lại khác. Họ thương, chiều, tôn trọng vợ là do ý thức họ được giáo dục từ nhỏ. Họ được giáo dục sự nhường nhịn phụ nữ từ khi còn nhỏ. Hầu hết đàn ông đều sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đối thoại với phụ nữ. Đàn ông nước ngoài nếu có bị thất nghiệp, không lo được cho vợ con một cuộc sống đàng hoàng thì cô vợ có quyền bỏ anh ta và đi lấy người chồng khác tốt hơn.
Văn hóa của mỗi vùng miền sẽ khác nhau nên tư duy của họ mang tính đặc thù. Tôi nghĩ phụ nữ Việt Nam phù hợp với đàn ông Việt Nam…
Đúng là như vậy vì các chị quen nhìn những người đàn ông ích kỷ. Các chị quen yêu thương, chăm sóc người ích kỷ rồi. Ở Việt Nam, đàn ông gọi đó là bản tính tốt đẹp của người phụ nữ.
Phụ nữ Việt Nam khi lấy chồng coi như đi mua một lá số cho cuộc đời mình (Ảnh minh họa). |
Dựa vào đâu chị đánh giá tính cách của đàn ông Việt Nam là ích kỷ?
Tôi không về Việt Nam nhiều nhưng theo dõi thông tin qua báo chí, các kênh thông tin ở mạng xã hội và nhìn vào bản chất gia đình mình ở Việt Nam thì nghiệm ra điều đó. Bố tôi lấy mẹ tôi, đặt ra mọi nguyên tắc trong gia đình và mẹ tôi chỉ việc tuân theo, không bàn cãi. Có nhiều, rất nhiều điều không phù hợp với bà nhưng bà vẫn phải im lặng chịu đựng. Tiếng nói của mẹ tôi chỉ là tiếng nói chấp nhận, không thể quyết định điều gì.
Tôi hay thấy đàn ông hay nói rằng các ông đi làm nuôi vợ con. Nếu làm một phép so sánh đơn giản: Một thân một mình người đàn ông hay người phụ nữ, chẳng ai phải nuôi ai. Nhưng khi đã là gia đình, khi đã có con thì mọi việc lại khác.
Người đàn ông không thể mang bầu, không thể đẻ nên không hiểu thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ khi đảm nhận điều quá khó khăn của cuộc sống này. Khi sinh nở xong, người phụ nữ sẽ bị thiệt hại về sức khỏe, tinh thần rất nhiều. Nếu nói một người phụ nữ vô dụng, ăn bám chồng là người thiếu hiểu biết. Thế mà đàn ông Việt Nam đầy người nói thế mà cả xã hội chúng ta vẫn chấp nhận.
Trong khi ở Việt Nam, có một nghịch lý rằng, nhiều người đàn ông ăn bám vợ thật sự. Nhưng vợ anh ta không dám bỏ anh ta vì tư duy: Ván đã đóng thuyền. Bỏ một người chồng trong lúc anh ta khó khăn là không được. Đàn ông cho mình cái quyền ban ơn cho người phụ nữ một cuộc hôn nhân là may cho cô ta chứ không phải anh ta may vì lấy được vợ.
Cả một hệ thống xã hội nghĩ thế và chấp nhận thế rồi. Ngay cả những người phụ nữ cũng thấy thế là hợp lý. Họ kêu khổ là một chuyện, chấp nhận khổ là chuyện khác. Bi kịch là có rất nhiều phụ nữ cảm thấy khổ sở nhưng đều cho rằng đó là thiên chức của mình.
Đối với tôi, thiên chức người phụ nữ chỉ dành cho con và làm tốt bổn phận làm vợ là được. Họ không có thiên chức chịu đựng những điều vô lý, ích kỷ của đàn ông. Sự hi sinh tôi chỉ dành cho con.
Nhưng chị có nghĩ là phải có lí do logic nào đó thì người đàn ông Việt Nam mới có được những đặc quyền đặc lợi thế với phụ nữ chứ?
Tôi đã nói đó là ý thức hệ của xã hội. Ý thức hệ đó tồn tại từ thời phong kiến, đó là ý thức hệ phong kiến. Điều đó không phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện đại. Người ta cứ cố tình công nhận đó là điều đúng đắn mà không công nhận rằng: Chúng ta đang lạc hậu.
Nhiều khi tôi nghĩ, chính vì tư duy đó mà cả người đàn ông Việt Nam và người phụ nữ Việt Nam chúng ta đều lạc hậu trong chính gia đình mình.
Tôi đã từng chết cười với tâm sự của một cô rằng cô ta bị chồng dằn vặt chỉ vì cô ta quá sành chuyện giường chiếu. Hoặc có cô chịu khó chăm chồng chăm con quá, đùng cái bồ của chồng vác cái bụng to đến nhà. Anh chồng bảo cô vợ: Tại em hiền lành, chịu đựng và không biết giữ chồng… Muôn kiểu xoay của đàn ông cho thói hư tật xấu của mình.
Chọn lựa vợ là do anh ta. Rồi anh ta biến vợ thành con búp bê, những con bù nhìn. Sau đó thì chán. Chán ngấm ngầm có, chán công khai có. Lỗi tại những người phụ nữ, tôi thấy thế.
Nhiều lúc tôi lại tự nhủ: Nếu một ngày nào đó, ngôi sao cỡ Madona yêu một người đàn ông Việt Nam, liệu anh ta có dám yêu không nhỉ? Tôi cá rằng không. Vì cô ta đã đẹp lại quá tài năng, quá nhiều tiền, quá sexy, quá giỏi chuyện giường chiếu. Đàn ông Việt Nam không “thích” người phụ nữ như thế.
Chị đang nói xấu đàn ông Việt Nam đấy!
Có thể coi là như thế, tôi không tranh cãi. Mọi người có thể nghĩ vậy. Nhưng nếu có một người đàn ông cụ thể, anh ta có một vài biểu hiện như thế tôi cũng mắng thẳng mặt anh ta như vậy. Đằng nào tôi cũng không dám bốc lá thăm may rủi của cuộc đời mình để trông chờ vào những người đàn ông Việt Nam. Tôi có lựa chọn khác rồi.
Chắc có anh ác ý sẽ bảo tôi là: Nếu anh Tây mà có tệ bạc với chị, chị đừng có quay về Việt Nam cầu cứu những người đàn ông ở đây. Nói chung là từ trong bản chất suy nghĩ đã không phù hợp rồi.
Tôi không can thiệp được suy nghĩ và lựa chọn của chị! Mong chị luôn hạnh phúc!
(Theo Trí thức trẻ)