Ngày 6/6,ệnhnhibịđộngkinhkhángthuốcđượcphẫuthuậtnãtrực tiếp bóng đá ý hôm nay Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết vừa phẫu thuật điều trị động kinh kháng thuốc cho 2 bệnh nhi 6 tuổi và 11 tuổi.
Cụ thể, bé trai 6 tuổi bị động kinh kháng thuốc, giật liên tục mỗi ngày từ 6 - 7 cơn. Bé lúc nào cũng vào trạng thái lên cơn động kinh. Một bệnh nhi 11 tuổi khác cũng có bệnh cảnh tương tự. Các bác sĩ đã thực hiện 2 phẫu thuật vào tháng 5 vừa qua, nhằm cắt bỏ các kết nối giữa các vùng bán cầu não, giúp trẻ giảm các cơn động kinh.
Sau ca phẫu thuật, cuộc sống của trẻ gần như trở lại bình thường.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, phẫu thuật cắt thể chai, phần chất trắng kết nối giữa hai bán cầu não như trên, được chỉ định trên trẻ động kinh tăng trương lực hoặc động kinh toàn thể cả hai bên.
Động kinh là bệnh lý thần kinh mạn tính. Đến một giai đoạn nào đó, bệnh nhân sẽ kháng với các phương pháp điều trị bằng thuốc, gọi là động kinh kháng thuốc hay động kinh kháng trị, chiếm từ 20% - 60%. Lúc này, phẫu thuật não đóng một vai trò quan trọng.
Tùy loại động kinh, các bác sĩ có kỹ thuật can thiệp khác nhau như cắt thùy thái dương, cắt nửa bán cầu não, cắt khối u, kích thích dây thần kinh hoặc kích thích não sâu…
Theo TS.BS Phạm Anh Tuấn, nguyên nhân khiến động kinh trở nên kháng trị chủ yếu liên quan đến các thói quen xấu trong sử dụng thuốc: ngưng thuốc động kinh đột ngột, tăng liều, đổi thuốc hoặc thêm thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị dùng thuốc, không nên có tâm lý “uống nhiều quá sợ lờn thuốc”.
"Khi đó, người bệnh sẽ bị những cơn động kinh, co giật ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống giảm nặng nề", bác sĩ Tuấn nói.
Linh Giao