发布时间:2025-01-11 01:58:53 来源:PhongThuyBet 作者:Nhận Định Bóng Đá
Nhân đọc bài viết "Người Việt kể chuyện học vượt lớp ở nước ngoài",àitoán tiểuhọcởViệtNamlàmkhóhọcsinhcấal-nassr vs al-raed tôi nhận thấy một thực tế phía sau sự tự hào về những du học sinh Việt vượt trội sau khi ra nước ngoài. Đó là việc giáo dục trong nước đang dạy và huấn luyện học sinh Việt trở thành những siêu nhân.
Ở Việt Nam, ngay từ cấp hai, học sinh đã phải học cách giải phương trình hai biến, ba biến, đạo hàm, tiên đề Euclid... Sang đến cấp ba, các em đã phải biết giải tích, Cauchy, định lý Glause, dùng tích phân tính diện tích các mặt cắt không chuẩn... Rõ ràng, khối lượng kiến thức mà học sinh phổ thông ở Việt Nam phải lĩnh hội là quá lớn, nhất là khi so với nước ngoài.
Sự thật ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, người ta chú tâm phát triển tính cách của trẻ, tự do cho trẻ học nhạc, thể thao, tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, tự phát triển theo bản ngã của cá nhân... Cũng vì thế mà nhiều khi lên đến đại học, nhiều học sinh nước ngoài mới biết đến khái niệm đạo hàm, tích phân, Cauchy, giải phương trình bậc hai, ba bằng đạo hàm... - những thứ mà trẻ cấp hai ở Việt Nam đã phải học rồi.
>> Trẻ lớp 1 phải học thuộc lòng bảng cộng, trừ
Thực tế này trả lời cho thắc mắc của nhiều người rằng tại sao học sinh Việt khi sang nước ngoài du học đều trở nên vượt trội so với bạn bè các nước. Thậm chí, không ít em còn nhanh chóng trở thành "thần đồng" dù thời gian học trong nước cũng không quá nổi bật. Đơn giản vì các em được học sớm, học trước, nên khi gặp lại những kiến thức đó ở bậc đại học tại nước ngoài, mọi thứ bỗng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Tôi nhớ năm mình sang Australia làm việc, có quen một anh Việt kiều có con đang học cấp hai bên đó. Bữa đó, bé gặp một bài toán được cho là rất khó, không thể nào giải được. Biết tôi cũng có chút kiến thức chuyên ngành về Toán học nên bố đứa bé có nhờ tôi giúp giải hộ. Ban đầu, tôi cứ nghĩ là bài tập khó lắm, nên cũng chỉ ậm ừ, không dám khẳng định sẽ làm được. Nhưng đến khi đọc đề, tôi mới té ngửa, hóa ra đây chỉ là một bài nghịch đảo phân số cơ bản - kiến thức mà học sinh ở Việt Nam đã được học từ cấp tiểu học.
Kể một dẫn chứng như vậy để các bạn thấy rằng, chẳng có gì lạ khi trẻ Việt Nam sang nước ngoài có thừa năng lực để học vượt lớp, vượt cấp. Hầu hết con bạn bè tôi khi đi du học chỉ phải lo về vốn Tiếng Anh mà thôi, còn các môn tự nhiên thì nói thật, học sinh Việt đủ sức làm "trùm" ở cả cấp hai, cấp ba tại trời Tây. Nhiều em còn thường xuyên được giáo viên bản xứ mời làm "mentor" (người hướng dẫn) để dạy kèm các bạn kém hơn trong lớp. Nhưng thử hỏi, những điều đó có đáng để chúng ta tự hào?
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
相关文章
随便看看