Lễ Thất tịch còn được gọi là tết Ngâu hoặc ngày ông Ngâu bà Ngâu. Ngày lễ này gắn liền với sự tích về chuyện tình buồn của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Lễ Thất tịch diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Năm 2024,ạisaogiớitrẻănchèđậuđỏcầuthoátếngàyThấttịlich thi đâu al nassr lễ Thất tịch rơi vào thứ Bảy, ngày 10/8 dương lịch.
Vào ngày này, giới trẻ thường đi chùa cầu duyên, làm việc thiện, thả lồng đèn, ăn chè đậu đỏ. Trong đó, ăn chè đậu đỏ được các bạn trẻ hưởng ứng mạnh mẽ nhất.
Trào lưu ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch của giới trẻ xuất phát từ truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Theo đó, người độc thân ăn đậu đỏ vào ngày 7/7 âm lịch sẽ nhanh chóng tìm được ý trung nhân. Đôi lứa đang yêu nhau nếu ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch thì tình yêu sẽ bền chặt, bên nhau trọn đời.
Dân gian quan niệm, đậu đỏ là thực phẩm mang lại may mắn. Bởi, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, vui vẻ.
Từ ý nghĩa dân gian trên, giới trẻ, nhất là những người độc thân thường có sở thích ăn các món ăn được làm từ đậu đỏ. Đó là các món xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, kem cá đậu đỏ, bánh bao nhân đậu đỏ…
Thậm chí, nhiều người còn hài hước lập cả thực đơn ăn uống nguyên ngày lễ Thất tịch chỉ toàn đậu đỏ.
Hiện nay, giới trẻ không thực sự tin vào truyền thuyết ăn chè đậu đỏ vào lễ Thất tịch sẽ “thoát ế”. Tuy nhiên, họ vẫn hưởng ứng việc ăn chè đậu đỏ vào dịp này như cách lưu truyền nét đẹp văn hóa.
Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, đậu đỏ không chỉ bổ dưỡng mà còn là vật phẩm phong thủy. Theo khoa học phong thủy, đậu đỏ có màu đỏ sậm rất đẹp, tượng trưng cho sự may mắn.
“Dẫu ý nghĩa tượng trưng của đậu đỏ trong phong thủy là giúp gia chủ hóa hung thành cát nhưng để sử dụng cho đúng và có hiệu quả lại là một vấn đề lớn.
Bởi, ngoài yếu tố bản thân cần nỗ lực cố gắng còn do mệnh số, điều kiện hoàn cảnh của từng người chứ không phải cứ sử dụng hạt đậu đỏ, ăn chè đậu đỏ là sẽ đạt được điều mong muốn”, chuyên gia Linh Quang cho biết.
(Tổng hợp)
评论专区