Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh (Trường THPT Triệu Sơn 5,ãrẽcủađôibạnnămcõngnhauđếntrườngởThanhHónhan dinh bong da 24h Thanh Hóa) đã cùng nhau đi học suốt 10 năm liền.
Minh sinh ra đã không được may mắn như những đứa trẻ khác. Từ lúc lọt lòng, Minh đã bị dị tật bẩm sinh, đôi chân và 1 tay co quắp, càng lớn càng teo lại. Thấy bạn không thể đi lại, Hiếu đã “thay đôi chân”, cõng Minh đến trường ròng rã 10 năm qua.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, đôi bạn đạt được kết quả rất cao, đều trên 28 điểm.
Hiếu thi khối B, có điểm số môn Toán 9,4, Hóa 9,75, Sinh 9 điểm. Còn Minh thi khối A, có điểm môn Toán 9,60, Lý 9,25, Hóa 9,25 điểm.
Cả hai có kết quả thi tốt nghiệp rất cao |
Minh: May mắn có một "đôi dép" tri kỉ
Chị Hoàng Thị Lý (mẹ Minh) chia sẻ khi biết Minh đạt số điểm cao, vợ chồng chị rất vui và tự hào.
"Rồi tới đây, cháu sẽ bước sang một trang mới, sẽ không còn ở trong sự đùm bọc yêu thương của bố mẹ như trước. Đôi chân ấy, cháu chưa một lần được đi dép, và được đi đôi dép mới có lẽ là ước mơ cả đời của cháu" - chị xúc động nói.
Chị Lý bảo nhưng may mắn là Minh lại có một "đôi dép" tri kỷ là Ngô Minh Hiếu.
Cả Minh và Hiếu đều có hoàn cảnh gia đình không khá giả nên các em chỉ học ở trên lớp là chính. Về nhà, các em học lại toàn bộ những nội dung thầy cô giảng dạy, chứ cũng không đi học thêm. Mặc dù Minh theo khối A, Hiếu khối B, nhưng 2 bạn lại học đều tất cả các môn của hai khối này, nên những bài khó có thể cùng nhau chia sẻ cách giải.
Thầy Nguyễn Tài Quyển, Hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn, cho biết Minh là một học sinh cá tính. Là người khuyết tật, Minh được đặc cách vào trường nhưng em không đồng ý và muốn thi như các bạn. Năm đó, Minh nằm trong top 20 học sinh đạt điểm cao.
"Câu chuyện cảm động Hiếu là “đôi chân” của Minh cũng mau chóng lan tỏa trong trường. Đôi bạn ấy đã cùng nhau học tập và đã đạt được kết quả như ngày hôm nay" - thầy Quyển tự hào nói.
Tuy nhiên, dù vui mừng với những gì mà học trò đạt được, nhưng thầy Quyền vẫn trăn trở. Thầy bảo thầy lo cho Minh, khi bước vào trường đại học, mỗi bạn một nơi, Hiếu sẽ không còn là "đôi chân" của Minh nữa, Minh sẽ xoay sở như thế nào?
Nhưng rồi thầy Quyển lại tự trấn an, "với nghị lực như thế, thầy tin Minh sẽ vượt qua được tất cả. Và rồi cuộc sống này cũng sẽ có nhiều người tốt như Hiếu".
Đôi bạn thân 10 năm cõng nhau đến trường |
Nói về ước mơ của mình, Minh cho biết em muốn vào học Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, khoa Công Nghệ thông tin.
"Với tình trạng sức khỏe của em, chỉ có ngành này mới phù hợp. Em sẽ cố gắng trở thành một kỹ sư Công nghệ thông tin" - Minh nói.
Hiếu: Muốn làm bác sĩ để chữa lành chân cho bạn
Còn Hiếu dự định sẽ vào Trường ĐH Y Hà Nội. Hiếu bảo em rất thích làm bác sĩ.
"Cuộc sống này có rất nhiều hoàn cảnh rất đáng thương, mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có cơ hội được chữa trị. Là bác sĩ, em sẽ có cơ hội được giúp đỡ, được cứu sống những mảnh đời bất hạnh" - Hiếu bày tỏ.
Mẹ của Hiếu - chị Đinh Thị Thủy cho biết hoàn cảnh gia đình không được khá giả. Chồng đi làm phụ hồ, vợ làm công ty, hai vợ chồng chị mong muốn con thi vào một ngành nghề khác như quân đội, công an để không quá lo lắng về chi phí học tập, khi ra trường lại không phải lo việc làm.
"Nhưng cháu Hiếu nhất quyết không đồng ý, cháu bảo nếu không được học ngành Y nó sẽ không học gì cả. Có lần Hiếu bộc bạch rằng muốn học Y để sau này chữa chân cho Minh" - chị Thủy kể.
Thi tốt nghiệp THPT xong, Hiếu đã đi ra Bắc Ninh với bố làm phụ hồ. Hiếu bảo tranh thủ đi kiếm tiền để khi đậu đại học còn có vài đồng đỡ đần cho gia đình. Đến giờ này, dù đã biết điểm, Hiếu vẫn chưa về nhà.
Hiếu tâm sự "mặc dù sau này sẽ học 2 trường khác nhau, nhưng em chỉ mong muốn được ở cạnh Minh để tiện chăm sóc cho cậu ấy".
Lê Dương
Chán học, cuối năm lớp 10 Kiên bỏ vào Nam làm thợ may, rồi đi bán cà phê.... Sau 3 năm, Kiên nhận ra: "Nếu không có kiến thức, mãi mãi mình vẫn chỉ là người làm việc tay chân không có tương lai”.