Thức dậy sau một đêm ngủ trong phòng điều hòa mát lạnh,ườiphụnữphảiđicấpcứusauđêmngủtrongphòngđiềuhòamátlạbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia romania bà H.T.T (47 tuổi, trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) không nhắm kín được mắt phải, miệng méo, ăn uống rơi vãi. Bà T. nghĩ rằng mình bị đột quỵ nên vội vàng đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân liệt mặt do nhiễm lạnh.
Bà T. được chuyển sang điều trị phục hồi chức năng tại Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng liệt mặt của bà đã được cải thiện nhưng chưa phục hồi hoàn toàn.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Anh Hùng, Trưởng khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê giải thích, liệt mặt ngoại biên có nguyên nhân chủ yếu do lạnh, bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Nếu gặp lạnh đột ngột, mạch máu sẽ co lại gây tổn thương thần kinh số 7 ngoại biên. Do đó, bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân cần lưu ý để tránh tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên vào mùa hè: Không nên mở điều hòa quá lạnh, cần giữ ấm đầu, mặt, cổ, tránh gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, không tắm quá khuya.
Liệt mặt không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng dẫn tới các vấn đề về thẩm mỹ, tâm lý người bệnh, ảnh hưởng đến công việc, ăn uống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Khi điều trị, thời gian phục hồi tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, người trẻ thường nhanh khỏi hơn, từ 2-4 tuần, người già do độ đàn hồi của da kém nên phục hồi chậm.
Nếu không điều trị triệt để hoặc chữa theo các phương thức dân gian dễ dẫn đến bị teo, cơ liệt mặt vĩnh viễn.
Đến bệnh viện thứ 3 cấp cứu mới tìm ra nguyên nhân gây sốt kéo dàiSốt kéo dài, ông N. đến 2 bệnh viện đều không tìm ra nguyên nhân. Khi ông tới bệnh viện thứ 3 cấp cứu, các bác sĩ cấy máu mới phát hiện được lý do.(责任编辑:La liga)