UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc lấy ý kiến phục vụ họp Thường trực Chính phủ về Đề án phát triến hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội,ếnnghịthànhlậpTậpđoànđườngsắtđôthịbảng xếp hạng cúp anh TP.HCM đến năm 2035.
Theo đề nghị của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 8799/VPCP-CN ngày 29/11 về việc có ý kiến phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035. TP.HCM đã có ý kiến về vấn đề này.
Theo đó, UBND TP.HCM thống nhất các nội dung cơ bản tại Tờ trình số 12798/TT-BGTVT ngày 25/11 của Bộ Giao thông Vận tải.
Về công nghiệp đường sắt, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chủ trì xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt gắn với công nghiệp phụ trợ sớm trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt để chuẩn bị cho đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, đường sắt đô thị của 2 thành phố và các tuyến đường sắt trong tương lai trong và ngoài nước.
Trường hợp giao TP.HCM nghiên cứu phát triển công nghiệp đường sắt, kiến nghị Thủ tướng thống nhất chủ trương để TP.HCM nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, mô hình một số thành phố của các nước có hệ thống đường sắt đô thị phát triển trên thế giới như Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản... xây dựng Đề án thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị (doanh nghiệp sử dụng 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND thành phố) đồng thời với quá trình chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt đô thị trong Đề án.
Trong đó, nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù để Tập đoàn đường sắt đô thị được phép huy động vốn, được Nhà nước giao tổ chức thực hiện hoặc tự thực hiện các công tác thiết kế, quản lý dự án, đầu tư xây dựng; vận hành, khai thác; kinh doanh bất động sản khu vực vùng phụ cận nhà ga và depot theo mô hình TOD (phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm); kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
TP.HCM sẽ từng bước phát triển tập đoàn này lớn mạnh, đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp để vươn mình phát triển công nghiệp đường sắt phục vụ cho sự phát triển đường sắt đô thị của thành phố, của vùng, cho cả nước và tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như thế giới.
ĐẠI VIỆT