Ngày 16/12/2022, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn thực hành tốt nhất phát triển hạ tầng số tại các nước ASEAN”.
Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT) cho biết, ASEAN được dự đoán trở thành một trong năm nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2025. Tham vọng kỹ thuật số của ASEAN được đưa vào kế hoạch ASEAN Digital Masterplan 2025 (ADM2025), thúc đẩy “ASEAN như khối cộng đồng và kinh tế số dẫn đầu nhờ vào các dịch vụ, công nghệ và hệ sinh thái chuyển đổi số, an toàn”.
Muốn đạt được tầm nhìn của ADM2025 phải có hạ tầng số sâu rộng, chất lượng cao. ASEAN nhận thức rõ vai trò quan trọng của hạ tầng số trong việc phát triển CNTT của những nước thành viên. Từ đó, thực hiện nhiều nỗ lực để biến hạ tầng số vừa là động lực, vừa là kết quả của các sáng kiến hợp tác.
“Dù nhận thức được tầm quan trọng của phát triển hạ tầng số, nhiều nước ASEAN vẫn gặp khó khăn khi triển khai các biện pháp thúc đẩy, cũng như tận dụng tối đa lợi ích của nó. Điều ASEAN cần là hướng dẫn cho các nước thành viên đơn giản và đồng bộ hóa chính sách cho phát triển hạ tầng số. Hướng dẫn tốt nhất nên định nghĩa được các nguyên tắc chung, hỗ trợ bởi quy trình và kết quả rõ ràng. Do đó, việc nghiên cứu để hướng dẫn thực hành tốt nhất cho phát triển hạ tầng số ở ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng cho một khu vực đổi mới hơn, năng động hơn và kết nối hơn mà ASEAN muốn tạo ra”, ông Trần Minh Tuấn nói.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam chia sẻ, khoảng cách về kết nối số mà cụ thể khoảng cách về phủ sóng 3G và 4G đã được thu hẹp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khoảng cách về kết nối số vẫn còn cao ở mức 30% đối với khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và 54% với khu vực Nam Á. Khoảng cách số chính là một hình thức mới của sự bất bình đẳng.
Tại hội thảo, đại diện ADB đưa ra sáng kiến nhằm thu hẹp khoảng cách số là đầu tư vào hạ tầng số gồm cáp quang biển, mạng băng rộng quốc gia và mở rộng mạng viễn thông. Bên cạnh đó, các quốc gia phải có giải pháp kiến thức: tạo ra các kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và tư vấn về các công nghệ mới, thực thi chính sách và mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo.
Chia sẻ về việc triển khai tại quốc gia mình, đại diện đến từ Indonesia cho hay, với dân số 277,7 triệu người, Indonesia có 370,1 triệu thuê bao di động, 204,1 triệu người sử dụng Internet. Hiện có 85% dân số được kết nối với mạng 4G. Indonesia đang triển khai thử nghiệm mạng 5G tại một số tỉnh, thành phố.
Theo đại diện đến từ Malaysia, quốc gia này có kế hoạch mở rộng vùng phủ sóng, cung cấp dịch vụ số và dịch vụ băng rộng với chất lượng tốt hơn cho người dân. Kế hoạch có tên gọi Jendela và được thực hiện theo nhiều giai đoạn với những mục tiêu cụ thể. Theo đó, giai đoạn 2020-2022, phủ sóng 4G tại khu vực đông dân cư đã đạt được 96,9%, tốc độ băng rộng di động trung bình là 35Mbps. Malaysia cũng đang triển khai tắt sóng mạng 3G.
Đại diện Ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh rằng, tốc độ chuyển đổi số sẽ thúc đẩy kinh tế số tăng trưởng. Tuy tiềm năng kinh tế số rất lớn, nhưng chỉ số tích hợp số ASEAN lại thấp hơn các nước châu Á Thái Bình Dương khác.
(责任编辑:Thể thao)
Cuộc thi hoa hậu sẽ bị thương mại hoá nếu mở toang quy chế
Midu: 'Chuyện quá khứ tôi chẳng còn để tâm đến nữa'
Tổng thống Nga Putin tặng nhà lãnh đạo Kim Jong Un siêu xe Aurus
Cách xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 13
Truyện tranh 'bẩn' bủa vây trẻ
Violin Hoàng Rob 'quái' và sang trọng trong 'cây' Saint Laurent
Người đàn ông sang đường 'ngáo ngơ' bị xe máy chạy tốc độ cao đâm ngã
Phớt lờ chỉ đạo của tỉnh, nhiều biệt phủ trên đất nông nghiệp vẫn chưa tháo dỡ
Nỗi kinh hoàng 5 ngày, 2 tiệc cưới của cô dâu mới
Vinhomes ‘bắt tay’ Mitsubishi Corporation phát triển dự án tại phía đông Hà Nội
Hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam
Đội tuyển golf Việt Nam đặt mục tiêu giành HCV SEA Games 33