Năm 2008,ừngbỏgiấytrắngphảnđốiviệcthiđạihọcquyếttâmthilạisauhơnnăvòng loại u-21 châu âu Từ Mạnh Nam cũng như bao bạn bè cùng trang lứa khác bước vào kỳ thi đại học. Thế nhưng, khi bước vào phòng thi, thay vì cố gắng đạt kết quả cao nhất, Mạnh Nam lại ngủ gục và không làm bất kỳ câu hỏi nào. Gần hết giờ, Mạnh Nam tỉnh dậy, viết vào bài thi 16 chữ với hàm ý chống đối. Kết quả, kỳ thi năm đó cậu đã bị đánh trượt. Nói về hành động của mình trong quá khứ, Từ Mạnh Nam cho biết: “Tôi lớn lên trong một gia đình lao động ở tỉnh An Huy. Gia đình tôi rất khó khăn, vì vậy, 4 anh em tôi đều hiểu cách duy nhất để thoát nghèo chính là học tập chăm chỉ”. “Từ nhỏ, tôi đã sống khá nội tâm. Cho đến năm đầu cấp 3, học lực của tôi vẫn khá tốt; xếp hạng trên lớp cũng không quá tệ. Tuy nhiên, sau khi vô tình đọc được những cuốn sách về cải cách hệ thống giáo dục, tôi đã có những bất mãn với chương trình đào tạo hiện tại và bắt đầu trở nên nổi loạn”. Từ Mạnh Nam từng bỏ giấy trắng để phản đối mục đích của kỳ thi đại học. Thậm chí, để thực hiện ước mơ “thay đổi hệ thống thi cử”, Mạnh Nam còn viết thư cho cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các phương tiện truyền thông và cả người nổi tiếng, nhưng không lần nào anh nhận được hồi âm. Điều này khiến Mạnh Nam thất vọng. Anh chỉ biết chia sẻ cảm xúc của mình lên các trang mạng xã hội. Dần dần, Mạnh Nam chán học, thường xuyên trốn đi chơi điện tử. Kết quả học tập trên lớp của anh cũng vì thế mà tụt nhanh chóng. “Thời điểm đó, cả gia đình và giáo viên của tôi đều rất tức giận. Bây giờ, khi nghĩ lại tôi mới hiểu vì sao họ lại có phản ứng như vậy”. Nhưng Mạnh Nam cho biết, khi ấy anh vẫn luôn muốn sử dụng sức mạnh của mình để thay đổi hệ thống thi cử. “Lúc đó tôi nghĩ rằng, nếu tôi viết những suy nghĩ của mình trên giấy thi, nó có thể thu hút sự chú ý của mọi người. Khi ấy, tuyên ngôn của tôi mới có thể được nhiều người biết tới”. Theo Mạnh Nam, nội dung chính trong “tuyên ngôn giáo dục” của anh lúc bấy giờ là thay đổi nền giáo dục theo hướng để mọi người được học theo sở thích, tăng cường kiểm tra kiến thức trong cuộc sống hàng ngày. Sau đó anh lựa chọn làm công nhân tại các xưởng máy. Sau khi trượt đại học, Mạnh Nam đi làm công nhân tại các xưởng máy. “Công việc tại các dây chuyền lắp ráp tương đối đơn giản nhưng lại rất vất vả. Tôi được yêu cầu phải dậy từ 7 giờ sáng hàng ngày, đồng thời cũng thường xuyên tăng ca. Các thao tác chỉ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Xưởng máy cũng yêu cầu bằng cấp cao hơn để làm ở những vị trí tốt. Tuy nhiên, tôi chỉ có bằng tốt nghiệp cấp 3, chính vì thế, tôi không thể tiến xa hơn”, Mạnh Nam chia sẻ. Anh cho biết bản thân cũng đã thử nhảy việc nhiều lần, nhưng lần nào, công việc mới cũng đòi hỏi đến bằng cấp. “Tôi phải bỏ qua những nơi yêu cầu bằng đại học mặc dù đãi ngộ tại đây khá tốt. Trong khi bạn bè có bằng đại học kiếm được những công việc có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn thì tôi phải làm việc suốt cả một ngày. Đỉnh điểm, có giai đoạn tôi không có một ngày nghỉ nào trọn vẹn trong vài tháng liền. Chỉ nghĩ đến điều đó cũng đã khiến tôi phải ghen tị với họ”. Nếm trải những vất vả trong cuộc sống đã khiến Mạnh Nam dần trưởng thành hơn. Anh cố gắng học ngay cả khi đang làm việc. Nhiều lúc, anh còn tranh thủ đeo tai nghe để học thêm. Không những vậy, anh còn đến các trường cấp 3 để thuyết trình về vấn đề này. Mạnh Nam khuyên học sinh đừng vì chút bốc đồng nhất thời mà đánh mất tương lai phía trước. Ước mơ hiện tại của Mạnh Nam là thi đỗ vào một trường cao đẳng, sau đó học liên thông để lấy tấm bằng đại học chuyên ngành Báo chí. Thời Vũ(Theo Sohu) “Cờ vua dạy cho tôi hiểu được tầm quan trọng của quy tắc và phải tuân theo một khuôn khổ nhất định”. Đó là cách mà Nikhil Kamath đã áp dụng trong cuộc sống, giúp anh trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất Ấn Độ.Kỳ thủ bỏ học năm 14 tuổi thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ