Không an phận top đầu ở Nhật, chủ tịch Rikkeisoft tham vọng IPO tại Mỹ_nhận định mc vs liverpool
Câu chuyện về 10 năm khởi nghiệp "từng ngủ ở ga tàu điện đến hành trình top đầu tại Nhật" tiếp tục được Chủ tịch Công ty Cổ phần Rikkeisoft Tạ Sơn Tùng chia sẻ với VietNamNet.
Tạ Sơn Tùng kể,ônganphậntopđầuởNhậtchủtịchRikkeisoftthamvọngIPOtạiMỹnhận định mc vs liverpool ông có có nhiều bạn người Nhật, trong số đó có cả những bạn làm phóng viên. Khi một du học sinh Việt Nam lập công ty tại Nhật, họ đã đưa lên báo về hình ảnh một doanh nghiệp Việt Nam làm việc tốt. Có một điểm rất thuận lợi là ngay cả Đại học Ritsumeikan, nơi Tạ Sơn Tùng từng học, có hệ thống hỗ trợ rất tốt các sinh viên ra trường. Chính trường đại học này đã làm phim và nhờ các cơ quan truyền thông đến phỏng vấn Tạ Sơn Tùng rất nhiều. Vì vậy, Rikkeisoft được hỗ trợ truyền thông và được khách hàng biết đến. Sau này, chính sự phát triển mạnh mẽ của một công ty Việt Nam tại thị trường Nhật là câu chuyện thu hút cho giới truyền thông tại Nhật.
Các doanh nghiệp Nhật, đặc biệt là các chủ tịch, giám đốc các tập đoàn lớn đã nhìn thấy ở Rikkeisoft khát vọng, tầm nhìn, thấy lại được hình ảnh của chính họ cách đây 30 - 40 năm. Nhờ điều đó, các đối tác đều sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Rikkeisoft và thậm chí, còn giới thiệu thêm rất nhiều doanh nghiệp Nhật khác làm khách hàng tiềm năng.
Theo thời gian và quy mô phát triển, được sự ghi nhận và đánh giá cao từ phía khách hàng, Rikkeisoft mở rộng ra các mảng việc mới, từ các hệ thống website, lưu trữ đám mây, đến hệ thống nghiệp vụ quy mô lớn, các hệ thống quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, ngân hàng, các hệ thống IoT, AI, Blockchain…
Chia sẻ về bí quyết thành công của Rikkeisoft tại thị trường Nhật, Tạ Sơn Tùng nói rằng người Nhật cần sự chân thành, trung thực và giữ lời hứa. Đây chính là yếu tố giúp công ty phát triển tốt tại thị trường này. Trước đây, Trung Quốc là thị trường số 1 của Nhật, nhưng đến thời điểm này các doanh nghiệp Việt Nam đã dần thay thế vị trí này. Người Việt có năng lực làm việc tốt, chăm chỉ, cần cù và tương đồng về văn hóa với người Nhật. Vai trò doanh nghiệp Việt trong các doanh nghiệp Nhật đã trở thành vị trí số 1. Hiện Rikkeisoft đang là công ty top đầu tại thị trường Nhật với 250 kỹ sư làm việc tại Nhật, trong đó hơn 90% là người Việt.
Cách đây 10 năm, các công ty Việt Nam xuất khẩu phần mềm sang Nhật chỉ làm các công việc rất đơn giản. Người Nhật chọn doanh nghiệp Việt Nam chỉ vì làm việc chăm chỉ và giá rẻ.
“Bây giờ, xuất khẩu phần mềm không chỉ có chăm chỉ, chúng tôi xem khách hàng là đối tác và đi cùng họ, giải các bài toán cho họ. Trước đây, xuất khẩu phần mềm gần như là công nhân làm theo chỉ dẫn của đối tác. Thế nhưng, hiện nay, đối tác cần các chuyên gia, thậm chí tư vấn cả hệ thống lớn cho họ. Đây là công việc mà trước đây doanh nghiệp Việt Nam không làm được. Hiện có nhiều người Việt đã làm các hệ thống lớn ở các tập đoàn lớn của nước ngoài sau đó về Việt Nam, tham gia đào tạo và làm việc cho các công ty xuất khẩu phần mềm Nhật, do đó có thể làm chuyên gia tư vấn xây dựng các hệ thống lớn, giải quyết các vấn đề cho các công ty của Nhật”, Tạ Sơn Tùng nói.
Rikkeisoft cũng thu hút được nhiều chuyên gia CNTT giàu kinh nghiệm là người Nhật để thực hiện tư vấn cho các dự án lớn. Nếu như trước đây, các công ty Nhật là người giao việc còn các công ty Việt Nam là người nhận việc, thì hiện nay đã có sự thay đổi, các công ty Nhật đưa ra bài toán và sẽ chỉ dẫn, nhưng cũng có bài toán Rikkeisoft sẽ chỉ dẫn. Vì vậy, giá trị của các công ty Việt Nam đã được nâng cao đáng kể tại thị trường này.
Cho đến thời điểm này, Nhật vẫn là thị trường tốt nhất của Rikkeisoft, nhưng công ty đang mở rộng sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường Mỹ.
“Chúng tôi đang thành công ở thị trường Nhật, nhưng Rikkeisoft muốn tiến quân sang thị trường Mỹ bởi đơn giản đây là thị trường lớn nhất. Chúng ta nhìn thấy các tập đoàn thuộc top 500 hầu hết đều nằm ở Mỹ. Vì vậy, việc cắm cờ ở Mỹ là việc quan trọng nhưng cũng đầy thách thức với bất kỳ công ty nào”, ông Tạ Sơn Tùng chia sẻ.
Từ năm 2016, Rikkeisoft đã tiến quân sang thị trường Mỹ nhưng đến năm 2023 mới mở văn phòng tại đây. Có một điểm rất thú vị là các khách hàng Nhật đã giúp Rikkeisoft tiếp cận với các công ty Nhật tại Mỹ để giúp công ty bước chân sang thị trường này. Nhờ vậy, một loạt khách hàng Nhật ở Mỹ đã trở thành khách hàng và một số người Mỹ gốc Nhật trở thành cố vấn cho Rikkeisoft.
Để củng cố quyết tâm cắm cờ trên đất Mỹ, Rikkeisoft đã bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Tùng vào vị trí CEO của RKTech tại Mỹ. Ông Tùng từng giữ vai trò CEO của FPT USA và là một trong những người tiên phong, mở đường cho ngành dịch vụ CNTT Việt Nam tại các thị trường toàn cầu như Singapore, Mỹ, Nhật Bản.
Chia sẻ về định hướng của RKTech, ông Bùi Hoàng Tùng cho biết, công ty này sẽ đóng vai trò là đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ quốc tế, mang dịch vụ công nghệ Việt tiếp cận thị trường Bắc Mỹ.
“RKTech cũng hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty thành công nhất tại đây, từ đó góp phần đưa Rikkeisoft trở thành doanh nghiệp tỷ USD trong 5 năm tới”, CEO RKTech Bùi Hoàng Tùng nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo Rikkeisoft cũng nhận định thị trường Mỹ là thị trường rất khó. “Nếu như ở Nhật, khi xảy ra vấn đề các bên hãy chân thành với nhau để cùng giải quyết đến cùng và sau đó hai bên vẫn hợp tác với nhau. Nhưng ở Mỹ, các công ty có rất nhiều sự lựa chọn với nhiều đối tác đến từ các nước Đông Âu, Nam Mỹ, Ấn Độ… Tại Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam đứng vị trí số 1 thì tại Mỹ chúng ta chưa có tên tuổi. Năm 2016, với sự giúp đỡ của các bạn Nhật, chúng tôi đã nhắm được thị trường ngách ở Mỹ nhưng đây là thị trường nhỏ. Chúng tôi vẫn quyết tâm phát triển thị trường này và đã thu hút được những người có kinh nghiệm phát triển thị trường Mỹ. Rikkeisoft đặt mục tiêu chinh phục giấc mơ Mỹ và đây sẽ là động lực của tương lai trong 5 – 7 năm nữa”, ông Tạ Sơn Tùng nói.
Việt Nam và Đông Nam Á là thị trường tiềm năng của Rikkeisoft. Năm nay, Rikkeisoft sẽ có mặt tại thị trường Thái Lan.
Ông Tạ Sơn Tùng nói tiếp, Bộ TT&TT đặt mục tiêu đưa doanh nghiệp đi ra nước ngoài và đây là mục tiêu đúng. Khi chúng ta đi ra nước ngoài chúng ta sẽ học được nhiều thứ và trưởng thành hơn. Để đạt mục tiêu đưa các doanh nghiệp ra nước ngoài, chúng ta sẽ phải hiểu thị trường, cạnh tranh với các tập đoàn lớn và chúng ta sẽ trưởng thành hơn.
Tại Việt Nam, Rikkeisoft đặt mục tiêu “Để nông dân biết Code”. Rikkeisoft lập học viện để đào tạo các lập trình viên, làm sao để nhiều người dân có thể là nguồn lực cho CNTT.
“Tôi thấy rất nhiều cử nhân ra trường thất nghiệp đi chạy Grab chỉ được mức lương từ 7 – 10 triệu đồng rất phí. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên chủ yếu học các ngành xã hội ra trường về quê không xin được việc làm, số xin được việc làm thì lương ba cọc ba đồng. Họ là lực lượng có thể đào tạo học chuyển nghề và có thể làm tốt một số công việc của ngành phần mềm. Một ví dụ tại Nhật, khoảng 60% kỹ sư xuất phát từ các ngành đào tạo Văn học, Lịch sử, Địa lý không có liên quan đến CNTT. Thậm chí những người này có thể làm rất tốt cả những việc khó chứ không chỉ là những việc dễ trong lĩnh vực phần mềm. Tại Rikkeisoft cũng có những trường hợp học những ngành học khác nhưng họ đam mê, tự học và đã trở thành kỹ sư CNTT giỏi”, ông Tạ Sơn Tùng nói.
Hiện Rikkeisoft đang phục vụ cho nhiều hệ thống thương mại điện tử lớn của Nhật. Chúng tôi đã làm được các hệ thống lớn cho các chuỗi thương mại điện tử lớn tại Nhật, chuỗi logistics, quản lý siêu thị… Vì vậy, công ty hy vọng có thể phát triển hệ thống này cho thị trường Việt Nam và cả các thị trường khác.
“Công ty đang có quy mô 1.600 người và đạt doanh thu mục tiêu năm nay khoảng 1000 tỷ đồng. Rikkeisoft đặt mục tiêu đạt doanh thu đạt 250 triệu USD và sẽ IPO tại Mỹ năm 2027”, ông Tạ Sơn Tùng nói.
Ảnh: Phạm Hải