Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã bắt đầu làm các sản phẩm tích hợp_nhan dinh bóng đá
时间:2025-01-11 13:39:57 出处:World Cup阅读(143)
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có bước phát triển khởi sắc
Sáng ngày 14/6,ệpcôngnghệsốViệtNamđãbắtđầulàmcácsảnphẩmtíchhợnhan dinh bóng đá tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Viet Nam”. Đây là 1 trong 4 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 năm 2023 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức.
Trao đổi tại hội thảo, nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết 29 năm 2022 về “tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cho hay, Nghị quyết 29 đã xác định công nghiệp công nghệ số là 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng, trong đó sản xuất thông minh trên nền tảng mạng 5G là cốt lõi của công nghiệp công nghệ số.
Điểm ra các số liệu từ nghiên cứu của các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế, đại diện Ban Kinh tế Trung ương cũng chỉ ra rằng, phát triển sản xuất thông minh ở Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội khó khăn và thách thức đan xen.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (ICT), Bộ TT&TT nhận định, công nghiệp hóa thực sự là quá trình dài và cần sự kiên trì. Kinh nghiệm từ các quốc gia châu Á đã thành công trong phát triển công nghiệp ICT, cơ bản quá trình phát triển công nghiệp gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn gia công lắp ráp sẽ tận dụng ưu thế lao động dồi dào, trình độ chưa đồng đều nhưng chi phí cạnh tranh; giai đoạn làm sản phẩm tích hợp, từng bước tham gia chuỗi cung ứng, quản lý sản xuất và tối ưu hóa quy trình; giai đoạn làm sản phẩm, tự chủ một số công nghệ lõi.
Với 3 quá trình trên, theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Việt Nam đang ở giai đoạn gia công lắp ráp và bắt đầu làm sản phẩm tích hợp. Sản xuất thông minh sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp Việt tự động hóa các quy trình, tối ưu hóa chi phí sản xuất và nhanh chóng có sản phẩm đến người dùng.
Trong 3 năm qua, lĩnh vực công nghiệp ICT Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển khởi sắc của các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp như Viettel Manufacturing, VNPT Technology, Trung Nam EMS… đã có hoạt động sản xuất thông minh, cung cấp dịch vụ sản xuất thông minh và từng bước làm các sản phẩm tích hợp. “Chúng tôi đánh giá rất cao các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động xác định thị trường, phân khúc phù hợp và có bước đầu tư công nghệ bài bản, lâu dài”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nhấn mạnh.
Làm sao phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam nhanh và bền vững?
Cũng trong trao đổi tại hội thảo, nên dẫn chứng Toyota mất 34 năm và Hyundai sau 28 năm mới có thể tự sản xuất, làm chủ công nghệ động cơ ô tô, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT Nguyễn Thiện Nghĩa cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư để làm chủ sản xuất, làm chủ công nghệ cũng sẽ cần những chính sách hỗ trợ phù hợp.
“Để đồng hành, giúp các doanh nghiệp Việt Nam từng bước nâng tầm, Bộ TT&TT rất mong được Ban Kinh tế trung ương ủng hộ trong việc tham mưu, đề xuất một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa chia sẻ.
Chia sẻ quan điểm của VNPT, bà Phan Thị Thanh Ngọc, chuyên gia tư vấn chuyển đổi số của VNPT-IT cho rằng, để phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam nhanh và bền vững, cần có sự kết hợp giữa sức mạnh tự cường và khả năng hợp tác quốc tế, giữa nhà nước mạnh và thị trường mạnh.
Cùng với đó, cần tập trung vào các giá trị cốt lõi của công nghệ số, đó là doanh nghiệp, chất lượng và nguồn nhân lực. Cụ thể, doanh nghiệp công nghệ số phải là trung tâm, lấy chất lượng và thương hiệu Make in Viet Nam làm nền tảng, và nguồn nhân lực tài năng phải được coi là yếu tố then chốt.
Đại diện VNPT-IT đưa ra 5 đề xuất về chính sách phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam, đó là chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp và chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam; xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; thu hút vốn đầu tư FDI; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.
Với góc nhìn của doanh nghiệp tham gia phát triển các nền tảng số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, bà Đinh Thị Thúy, Tổng giám đốc MISA nhận định, Việt Nam đang có những lợi thế nhất định trong việc phát triển công nghiệp công nghệ số. Đó là, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ có khả năng nhạy bén với các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, khoa học dữ liệu… Mặt khác, các giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam có giá thành hợp lý, thiết kế phù hợp với đặc thù các đơn vị, tổ chức và cá nhân tại Việt Nam, tối ưu hiệu năng hơn so với những hệ thống phần mềm nước ngoài.
Theo bà Đinh Thị Thúy, các doanh nghiệp nhà nước nên tập trung làm những nền tảng, hạ tầng số mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, tạo bệ phóng cho người dân và doanh nghiệp tư nhân phát triển. “Các cơ quan, bộ, ban, ngành cần tập trung xây dựng thể chế chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn đối với phần mềm do tư nhân phát triển nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghệ của người Việt, đóng góp vào sự phát triển chung của CNTT nước nhà”, đại diện MISA kiến nghị.
Chính phủ sẽ là “người tiêu dùng” lớn các sản phẩm công nghệ Make in Viet NamCùng với việc nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của Chính phủ trong tiến trình chuyển đổi số, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng khẳng định Chính phủ sẽ luôn đồng hành, là một “người tiêu dùng” lớn các sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp Việt.猜你喜欢
- Thu hồi đất dự án sân bay Long Thành, nhiều khu đất vắng chủ chưa được xử lý
- Nhận định, soi kèo Trelleborgs vs Brage, 00h00 ngày 6/6
- Nhận định, soi kèo Hà Lan vs Croatia, 01h45 ngày 15/6
- Nhận định, soi kèo Copenhagen vs Aarhus, 23h ngày 21/5
- Tuyên án 9 thanh, thiếu niên chém nhầm người ở cây xăng
- Nhận định, soi kèo Mynai vs Zorya Luhansk, 19h00 ngày 4/6
- Nhận định, soi kèo Metta/LU Riga vs Riga FC, 19h00 ngày 4/6
- Nhận định, soi kèo Independiente vs 2 de Mayo, 06h15 ngày 13/6
- Vietnamese peacekeepers inaugurate smart camp in Abyei