Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam gần đây. Cùng với đó,ệptàichínheohẹpcóthểlàmgìđểbảovệanninhmạđội hình leverkusen gặp bayern việc bảo đảm an toàn an ninh mạng khi chuyển đổi số cũng được đề cập như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình này. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ ngân sách chuyển đổi số và tiếp đó là khoản chi phí cho bảo mật.
Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA), hiện có khoảng 15% các doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số. Trong đó, có đến 99% doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như đứng ngoài cuộc chơi do gặp khó khăn về vốn. Trao đổi với ICTnews, ông Stephan Neumeier - Giám đốc Điều hành Kaspersky Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đánh giá năm 2020 được coi là năm chuyển đổi số tại Việt Nam. Việt Nam đã thành công trong việc nâng cao nhận thức về những lợi ích mà quá trình chuyển đổi số mang lại cho tất cả mọi người, trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy vậy, ông Stephan cho rằng chuyển đổi số cũng gây ra nhiều thách thức và rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp cần lập kế hoạch những bước đi một cách thận trọng, trong đó bảo mật phải là ưu tiên hàng đầu để có thể số hóa thành công doanh nghiệp của mình. Dù ngân sách hạn hẹp, đại diện Kaspersky cho rằng doanh nghiệp có thể thực hiện các bước cơ bản dưới đây nhằm bảo mật hệ thống. Đào tạo nhân viên: Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, 43% số vụ mất mát dữ liệu bắt nguồn từ nhân viên trong nội bộ, những người đã cố tình hoặc vô ý để cho tội phạm mạng xâm nhập vào môi trường mạng. Để đối phó với những mối đe dọa bảo mật từ bên trong, hãy đầu tư vào các chương trình đào tạo về an ninh mạng cho nhân viên. Thực hiện đánh giá rủi ro. Đánh giá những rủi ro tiềm ẩn có thể gây ra sự cố bảo mật đối với mạng, hệ thống và thông tin của công ty. Sau khi hoàn thành phân tích và đã xác định được các mối đe dọa bảo mật, hãy sử dụng thông tin thu được để xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược bảo mật của doanh nghiệp. Rà soát và điều chỉnh chiến lược bảo mật theo định kỳ, đặc biệt là khi thực hiện những thay đổi lớn đối với hoạt động lưu trữ và sử dụng thông tin. Triển khai phần mềm bảo mật thiết bị đầu cuối. Mỗi doanh nghiệp cần có những giải pháp bảo mật với khả năng bảo vệ mọi thiết bị trước virus, phần mềm gián điệp, mã độc tống tiền và hoạt động lừa đảo. Luôn cập nhật phần mềm. Phần mềm mà bạn sử dụng để duy trì hoạt động kinh doanh cần phải được cập nhật thường xuyên. Mỗi thành phần phần mềm đều được cập nhật để bổ sung các bản vá lỗ hổng, qua đó loại bỏ được những mắt xích lỏng lẻo mà tin tặc có thể khai thác. Sao lưu (back up) các file thường xuyên. Nếu xảy ra một vụ tấn công an ninh mạng, dữ liệu có thể bị chiếm quyền hoặc bị xóa. Hãy đảm bảo thực hiện sao lưu các file một cách thường xuyên. Hãy dựa vào sự hỗ trợ của một công ty giải pháp an ninh mạng. Đối với nhiều doanh nghiệp, an ninh mạng không phải là thế mạnh của họ. Nếu bạn cần được trợ giúp, hãy dựa vào một công ty giải pháp an ninh mạng. Một công ty giải pháp an ninh mạng phù hợp có thể giúp bạn đối phó với những mối đe dọa bảo mật, tìm kiếm giải pháp và hướng dẫn bạn trong việc nâng cao năng lực bảo mật. Covid-19 đang là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới lên một tốc độ cao hơn. Một số chuyên gia cho rằng mặt tích cực của đại dịch là khiến tốc độ số hoá tại Việt Nam ở một số lĩnh vực lên 5-10 năm so với trước. Người dùng bắt đầu quen với mua sắm qua mạng, đặt hàng trên ứng dụng. Doanh nghiệp buộc phải đưa hàng lên online để đáp ứng xu hướng. Chính phủ tích cực thúc đẩy thanh toán không tiền mặt thông qua số hoá nhiều dịch vụ công. Ngay cả chợ sỉ truyền thống cũng phải nghĩ đến bán hàng qua mạng. Người dùng theo đó bắt đầu chuộng thanh toán kỹ thuật số vì tiện lợi và để hạn chế tiếp xúc - có thể là nguyên nhân lây lan bệnh dịch. Với xu hướng đó, chuyển đổi số đang trở thành việc phải làm ở mọi thành phần xã hội. Và cùng với đó, ý thức bảo mật là thành phần không thể thiếu của quá trình. Hải Đăng Bảo mật đám mây, giải pháp hữu ích dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏChi phí đầu tư ban đầu không cao là cơ sở thuận lợi để bảo mật điện toán đám mây (cloud security) được sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. |