Airbnb đã sở hữu sẵn tâm thế và tư thế để vừa là người dẫn đầu vừa là người hưởng lợi từ thế giới mới đó,ệuviệclàmcủangườiMỹđãbịmấttrongđạidịkeo nha cai 6 thu lời từ một tương lai công việc ít gắn liền với các văn phòng hữu hình hơn. Những người lao động từ xa sẽ lấp đầy các bất động sản của nền tảng này, mang về hàng triệu đô la doanh thu.
Những nghiên cứu nội bộ của Airbnb cho thấy hầu hết mọi người không thích ở khách sạn quá một tuần. Nếu lực lượng lao động chuyên nghiệp của Mỹ chuẩn bị lên đường, họ sẽ cần nơi nào đó để ở.
CUNG VÀ cầu là hai lực cơ bản chi phối nền kinh tế. Mọi thứ có giá bao nhiêu, một ngày làm việc mang lại bao nhiêu tiền, tốc độ đổi mới - tất cả đều phụ thuộc vào mối cân bằng giữa số lượng sẵn có của một thứ và mức độ mà mọi người muốn hoặc cần nó, một quy luật đơn giản đến độ học sinh tiểu học cũng hiểu được.
Hầu hết các nền kinh tế đều tìm thấy sự cân bằng đó một cách tự nhiên, dù không phải lúc nào quá trình này cũng diễn ra suôn sẻ. Giá điện tăng trong đợt nắng nóng. Giá cổ phiếu ổn định khi cung từ người bán khớp với cầu từ người mua. Người tiêu dùng muốn có những thiết bị điện tử nhỏ hơn, nhanh hơn, vì vậy những cục gạch có râu ăng ten của thập niên 1990 đã biến thành những chiếc điện thoại thông minh gọn nhẹ trong vòng chưa đầy một thập kỷ.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: CEPR. |
Đại dịch đã đảo lộn sự cân bằng đó hai lần, và gần như tất cả những tổn thất kinh tế mà nó gây ra – và sẽ tiếp tục gây ra trong nhiều năm tới - đều có thể được giải thích bằng hành động gây gián đoạn đó.
Trong những ngày đầu của đại dịch, cung vượt xa cầu đối với hầu như tất cả mọi thứ - vé máy bay, phòng khách sạn, xe hơi, vé hòa nhạc, bàn ăn ở nhà hàng, thậm chí cả lao động. Các đợt sa thải hàng loạt - 22 triệu việc làm của người Mỹ đã bị mất ở nước Mỹ - về mặt học thuật, nếu nhẫn tâm, có thể được giải thích là do tình trạng dư cung nhân công trong một thế giới không có nhu cầu đối với kỹ năng của họ.
Khi đại dịch dần lui, các lực này lại đảo ngược. Người người bước ra khỏi nhà mình trong tình trạng đói khát những trải nghiệm mà họ hằng ao ước và, trong hầu hết các trường hợp, trở nên giàu có hơn nhờ hai năm nhận viện trợ từ chính phủ và số tiền tiết kiệm được từ thời kỳ ngủ đông dài dằng dặc của họ.
Nhu cầu bùng nổ đó đã đâm sầm vào một nguồn cung đang thiếu hụt trầm trọng. Các nhà máy đã đóng cửa mãi chưa quay trở lại sản xuất như trước đại dịch. Các lệnh phong tỏa được áp dụng trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt linh kiện và nguyên liệu thô chưa từng có trong lịch sử. Và nhiều người trong số hàng triệu con người đã rời bỏ lực lượng lao động, cả tự nguyện lẫn do bị sa thải vì đại dịch, đã chọn không quay trở lại.
Kết quả, như bất cứ nhà kinh tế nào cũng có thể dự đoán được - và nhiều người đã dự đoán được - là giá cả tăng vọt. Tỷ lệ lạm phát của nước Mỹ, đo bằng chi phí của một rổ hàng hóa thường được mua, từ tiền thuê nhà hằng tháng đến những quả quýt đến một bộ phanh mới và tiền thuê thợ cơ khí để lắp đặt chúng, đã mấp mé dưới mức 2%/năm trong suốt khoảng một thập kỷ trước đại dịch, có nghĩa là một gallon sữa có giá 3 đôla trong năm 2013 chỉ tăng giá khoảng 5 xu vào năm 2014.