Gia đình này nhận được khoản hỗ trợ nhỏ từ một đơn vị từ thiện (không phải từ tổ chức tôi làm việc) để xây nhà. Vì muốn có một căn nhà vững chãi,ềnvàonhàkhódự đoán chelsea chủ nhà quyết định vay mượn thêm hàng trăm triệu đồng từ người thân và tín dụng đen, kết hợp mua nợ vật liệu xây dựng. Ngôi nhà mới cuối cùng cũng hoàn thành nhưng áp lực nợ nần đè nặng lên gia đình. Chỉ một năm sau, khi các khoản lãi chồng chất, cả nhà họ đành phải bỏ lại ngôi nhà, dắt díu con cái đi làm ăn xa để trốn nợ. Đây có lẽ không phải là câu chuyện hiếm gặp, xuất phát từ thực tế, các khoản hỗ trợ thường không thể đủ để bao phủ chi phí xây dựng, khiến các hộ nghèo không tránh khỏi phải vay mượn thêm. Cuộc sống vốn đã bấp bênh của họ càng thêm chòng chành vì món nợ. Chính phủ cũng đang thúc đẩy chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm cải thiện điều kiện sống cho hàng triệu người dân nghèo. Kế hoạch đầy tham vọng đặt ra là đến năm 2025 sẽ không còn ngôi nhà tạm, nhà dột nát nào trên toàn quốc. Mục tiêu này không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, mà còn gói ghém hy vọng về một tương lai ổn định hơn cho hàng triệu người. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng lớn lao là không ít thách thức, đòi hỏi sự sáng tạo từ nhiều phía. Vấn đề không chỉ nằm ở việc huy động nguồn lực tài chính, mà còn ở cách thức triển khai để đảm bảo rằng việc hỗ trợ nhà ở không vô tình đẩy các hộ nghèo vào vòng xoáy nghèo đói sâu hơn. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, để hoàn thành việc xây mới và sửa chữa 315.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, hộ nghèo và cận nghèo khác, cần ngân sách tối thiểu khoảng 14.175 tỷ đồng. Đây là con số khái tính từ mức hỗ trợ 60 triệu đối với hộ xây nhà mới và 30 triệu đối với hộ sửa nhà. Số tiền hỗ trợ 60 triệu của nhà nước chỉ là "vốn mồi" - không đủ để xây một căn nhà mới - nên các hộ dân phải có thêm tiền đối ứng của chính gia đình hoặc huy động thêm từ làng xóm, họ hàng, các đoàn thể... Chi phí thực tế để xây dựng những căn nhà kiên cố có thể lên đến 100-150, thậm chí 200 triệu đồng. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. Mức hỗ trợ hạn chế, cộng với kỳ vọng "nhà cho ra nhà" có thể khiến người dân nghèo rơi vào vòng xoáy nợ nần không lối thoát. Vì vậy, khi hỗ trợ xây nhà cho các hộ dân, một bài toán không kém phần quan trọng là làm sao để những người vốn đã nghèo không phải gánh thêm nợ nần. Người dân cần được định hướng để xây nhà trong khả năng chi trả, thay vì bị cuốn vào tham vọng sở hữu những công trình vượt khả năng tài chính của gia đình. Kinh nghiệm làm việc tổ chức quốc tế về nhà ở đã dạy tôi nhiều điều quý giá về cách tiếp cận bền vững trong việc hỗ trợ nhà. Tổ chức này không chỉ xây nhà, mà còn thực hiện các chương trình đánh giá khả năng tài chính kỹ lưỡng của từng hộ gia đình. Trước khi bắt đầu xây dựng, tổ chức tiến hành khảo sát điều kiện kinh tế và tư vấn cụ thể để đảm bảo rằng người dân không phải vay mượn ngoài khả năng chi trả. Các dự án về cải thiện nhà ở của tổ chức này đảm bảo các ngôi nhà được thiết kế theo hướng tối giản dựa trên đặc trưng kiến trúc của từng vùng miền, sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương và tuân theo tiêu chuẩn xây dựng an toàn. Tổ chức cũng hỗ trợ nâng cấp công trình nước sạch và vệ sinh, tập huấn về quản lý tài chính vì mục tiêu cải thiện nhà ở, tập huấn về ứng phó với thiên tai để bảo vệ tính mạng, nhà cửa và tài sản nhằm giúp nâng cao năng lực cho các gia đình và cộng đồng hưởng lợi. Bên cạnh đó, tổ chức này còn có sáng kiến đưa các đoàn tình nguyện viên từ nước ngoài đến Việt Nam (một dạng du lịch tình nguyện), mang lại nhiều tác động tích cực. Các tình nguyện viên quốc tế đến Việt Nam không chỉ góp sức trong việc trực tiếp xây dựng nhà, qua đó giúp tiết giảm chi phí xây dựng, mà còn đóng góp tài chính cho các dự án. Họ cũng có cơ hội hiểu thêm về văn hóa, con người Việt Nam, và chính trải nghiệm đó khiến họ trở thành những đại sứ tình nguyện giúp quảng bá thông điệp nhân ái và thu hút thêm nhà tài trợ từ khắp nơi trên thế giới. Đây là mô hình sáng tạo kết hợp giữa phát triển cộng đồng và du lịch, không chỉ giúp người dân nghèo có nhà mà còn tạo nên mạng lưới ủng hộ quốc tế bền chặt. Xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn là hành trình cải thiện chất lượng sống, đem lại niềm hy vọng cho những người nghèo khó. Để làm được điều này, cần sự chung tay của cả cộng đồng, từ chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đến từng nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Sự phối hợp nhịp nhàng và sáng tạo trong cách huy động nguồn lực, cùng những biện pháp giám sát và tư vấn tài chính cẩn trọng, sẽ giúp chương trình đạt hiệu quả bền vững. Chúng ta cần những giải pháp không chỉ hướng đến việc xây dựng những ngôi nhà mới, mà còn giúp người dân có cuộc sống mới, ổn định và không bị đẩy vào cảnh nợ nần chồng chất. Thành công của hành trình xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ đo bằng số lượng ngôi nhà được xây, mà còn ở việc người dân có thể "an cư lạc nghiệp", thoát khỏi đói nghèo và từng bước xây dựng một tương lai sáng hơn. Nguyễn Minh Hoàng |