TheônganTPHCM cảnhbáothủđoạnbẫytìnhquamạngxãhộbóng đá đức hôm nayo Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM,thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber,… giả danh người nước ngoài để nhắn tin làm quen, giao lưu, kết bạn hoặc đặt vấn đề tình cảm nam nữ; sau đó vờ chuyển tiền, quà có giá trị lớn về Việt nam rồi liên lạc qua email, điện thoại để đánh vào lòng tham; dẫn dụ người bị hại chuyển tiền thanh toán cước vận chuyển, tiền thuế, phí Hải quan vào các tài khoản do chúng tạo ra để chiếm đoạt.
Năm 2016, Công an TP.HCM đã tiếp nhận 170 tin báo tố giác tội phạm sử dụng mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 41,178 đồng Việt Nam, 654.390 USD, 82.500 bảng Anh. Công an thành phố đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự 98 vụ với 16 bị can, trong đó có 2 bị can là chủ mưu cầm đầu người Nigeria; chuyển Viện Kiểm soát nhân dân truy tố 4 vụ với 11 bị can.
Những thủ đoạn “bẫy tình”
Phương thức, thủ đoạn loại tội phạm này là: Đối tượng là người Việt Nam làm quen với các cô gái trẻ qua mạng xã hội, tự giới thiệu đang làm việc trong các tổ chức uy tín (Công an, Quân đội…) khéo ăn nói, nhằm tạo ra sự an toàn đối với với bị hại. Sau một thời gian kết bạn, tìm hiểu, tán tỉnh, đối tượng hẹn gặp nạn mặt nạn nhân. Gặp nhau, đối tượng luôn thể hiện là đàn ông biết quan tâm, giúp đỡ, tặng quà… Khi đã tạo được lòng tin, đối tượng sẽ lợi dụng sự mất cảnh giác của nạn nhân để lừa đảo chiếm tài sản.
Hoặc đối tượng là người nước ngoài kết hợp với đối tượng là người Việt Nam để lừa đảo; cầm đầu đường dây hoạt động này là các đối tượng người Châu Phi (Nigeria). Đối tượng lên mạng xã hội, nhắn tin (bằng tiếng Anh hoặc sử dụng phần mềm dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại đối với các bị hại không biết tiếng Anh) để làm quen với các bị hại là nữ. Đối tượng tự giới thiệu mình là người thuộc các nước châu Âu, hoặc Bắc Mỹ có cuộc sống thành đạt. Sau đó, đối tượng nhắn tin gửi quà tặng có giá trị lớn từ nước ngoài cho bị hại. Đồng thời, cấu kết với đối tượng là người Việt Nam đóng giả là các nhân viên Công ty giao nhận hàng hóa, nhân viên sân bay, cán bộ Hải quan Nội Bài, Tân Sơn Nhất hay cán bộ Công an yêu cầu bị hại nộp tiền “phí” để nhận quà tặng, ngoại tệ có giá trị lớn. Do đó, các bị hại đã chuyển tiền “phí” để nhận quà tặng hoặc “tiền phạt” để nhận ngoại tệ có giá trị lớn cho nhóm đối tượng này.
Qua các vụ việc đã điều tra, xử lý cho thấy tội phạm sử dụng mạng xã hội với thủ đoạn “Bẫy tình” để lừa đảo phụ nữ chiếm đoạt tài sản hoạt động rất tinh vi, có tổ chức với phương thức rất đa dạng. Các đối tượng nghiên cứu kỹ thông tin của phụ nữ trên các mạng xã hội để tiếp xúc, làm quen với bị hại trong khoảng thời gian dài để tìm hiểu nghề nghiệp, tâm tư, tình cảm, sinh hoạt đời sống cá nhân và dẫn dụ, giăng bẫy với thủ đoạn lừa đảo hợp lý nhằm chiếm đoạt tài sản, tiền của các nạn nhân.
评论专区