Khi chọn trường,ánhbẫynghềthịnhtrườngmốtkhichọnngàkeonhacai.com chọn nghề, sinh viên cần đặt lên bàn cân giữa nhu cầu xã hội và thực lực, sở thích bản thân để tránh tình trạng “bẫy” nghề thịnh, trường mốt, ông Lê Sĩ Hải - Trưởng phòng quản lý đào tạo, ĐH Văn Hiến cho biết.
Ngành thời thượng chưa chắc đã thịnh lâu dài
Tính đến hết Q3/2014 cả nước có đến 174.000 cử nhân thất nghiệp do chọn sai ngành. Ngoài ra, có đến 750.000 cử nhân đang phải làm công việc thấp hơn trình độ được đào tạo. Những con số này phản ánh hệ quả từ những sai lầm trong việc lựa chọn ngành học với quan điểm mang nặng tính thực dụng (Theo Bộ LĐ-TB-XH) |
- Đâu là lý do khiến phụ huynh học sinh “chạy” theo nghề hot, trường mốt?
Ngành thời thượng thường mang đến cảm giác an tâm với suy nghĩ dễ xin việc làm, thu nhập cao, được làm việc ở thành phố… Tuy nhiên, sinh viên đừng vội chủ quan, bởi ngành thời thượng chưa chắc đã thịnh lâu dài.
Minh chứng cho thấy khi chứng khoán bùng nổ vào giai đoạn 2006-2007, Tài chính - ngân hàng bỗng chốc trở thành nghề hot, làm dấy lên làn sóng sinh viên “ồ ạt” đổ vào học ngành này tạo nên tình trạng cung vượt cầu các năm sau đó.
Viện Nhân lực ngành tài chính ngân hàng (BTCI) cho biết, riêng năm 2013 có khoảng 32.000 nhân sự tài chính - ngân hàng mới nhưng nhu cầu ngành chỉ ở mức 20.000, điều này đồng nghĩa với việc gần 12.000 cử nhân thất nghiệp hoặc làm trái ngành.
Sai lầm chọn trường, chọn ngành có thể đến với người chọn nghề không biết phân tích thực lực mà cứ chạy theo xu hướng dẫn tới chỉ số cạnh tranh việc làm của họ thấp hơn so với số đông, đặc biệt khi cán cung nhiều hơn cầu sau khi ra trường. Nhiều bạn thí sinh chọn theo sở thích của bố mẹ hơn là của bản thân, thậm chí hồ sơ thi cũng do bố mẹ làm thay.
- Hệ quả của việc “lướt sóng” này là gì?
Với nhiều yếu tố tác động, một ngành nghề thời thượng có thể mất vị thế dẫn đầu, hạ nhiệt do sự xuất hiện của nhiều ngành mới hơn. Sau 4 năm học trên giảng đường, khi ra trường, sinh viên dễ “tổn thương” khi phải đối diện với một cuộc cạnh tranh khốc liệt vì nguồn nhân lực dồi dào nhưng nhu cầu tuyển dụng lại không tăng.
Chọn sai ngành khiến bản thân khó phát huy năng lực, yếu và thiếu kỹ năng dẫn tới tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực phấn đấu. Đối với xã hội gây lãng phí cho công tác đào tạo và đào tạo lại, năng suất lao động không cao, nảy sinh nhiều xáo trộn cho hoạt động của các doanh nghiệp vì bỏ nghề, chuyển nghề.
Chọn ngành theo năng lực, độ phù hợp
- Để giúp phụ huynh và học sinh không lựa chọn sai ngành, sai trường, cần có giải pháp gì thưa ông?
Trước ma trận tuyển sinh, cần tỉnh táo tìm hiểu kỹ thông tin ngành và trường, xu hướng cung-cầu trong những năm tới, không quan trọng phải học trường công, trường tư hay trường quốc tế; miễn sao đó là một môi trường đào tạo uy tín, chất lượng được kiểm chứng, mức học phí vừa phải.
Có nhiều cách để đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với nghề như đến trường tìm hiểu thông tin; tham khảo ý kiến người đi trước; theo dõi kết quả tuyển sinh của các năm trước và bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách (BMTI).
Tư vấn hướng nghiệp khám phá bản thân là một hoạng động thường niên của đại học Văn Hiến |
- Cuối cùng, kế hoạch đào tạo của ĐH Văn Hiến có thay đổi hay đổi mới theo từng năm để ‘thích nghi’ với nhu cầu lao động của xã hội sắp tới?
Theo thống kê của Bộ GD-DT, các ngành xã hội đang thu hút sự quan tâm vì xu hướng nghề nghiệp từ đây đến 2020 tập trung vào lĩnh vực dịch vụ-xã hội.
Hiện trường ĐH Văn Hiến đào tạo đa dạng các ngành nghề từ điện tử truyền thông, CNTT, Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch–lữ hành, Quản trị khách sạn cho đến các ngành Tâm lý học, Xã hội học, Đông phương học.
Và năm nay, trường ĐH Văn Hiến còn vinh dự là đơn vị đầu tiên trong khối các trường ĐH ngoài công lập được Bộ Giáo dục-Đào tạo tín nhiệm giao nhiệm vụ đào tạo ngành Piano và Thanh nhạc, hệ đại học chính quy.
Hình ảnh tại phòng tập luyện của khoa nghệ thuật |
Tuy nhiên, như tôi đã chia sẻ, việc quan trọng khi chọn ngành, chọn trường là, sinh viên cần sáng suốt nhìn nhận và đem lên bàn cân đánh giá giữa “nhu cầu xã hội” và “thực lực, sở thích bản thân” thế nào để quyết định cho đúng.
Tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh 2015 - “Con đường tôi chọn” và lớp học kỹ năng “Quản lý cảm xúc & xử lý tình huống trong cuộc sống” hoàn toàn miễn phí cùng Ths. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu vào ngày 11/7 và 15/8 tại trường ĐH Văn Hiến. Truy cập website: https://conduongtoichon.vhu.edu.vnvà https://tuyensinh.vhu.edu.vn hoặc liên hệ hotline: 1800 1568để biết thêm thông tin. |