Bài 4: Bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng (BDO) Phát triển Đảng trong doanh nghiệp (DN) tư nhân,ủdoanhnghiệptưnhânlàđảngviêkết quả trận rayo vallecano kết nạp chủ DN tư nhân vào Đảng là một nhiệm vụ quan trọng, có vai trò định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) phát triển bền vững; “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế”. Phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Trung Kiên (Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) về một số nội dung và giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong khu vực này. Để KTTN thực sự trở thành một động lực… - Phát triển KTTN, phát triển Đảng trong DN tư nhân, nhất là kết nạp chủ DN tư nhân vào Đảng là một nhận thức mới về lý luận của Đảng ta. Ông có thể làm rõ hơn những bước phát triển trong nhận thức này của Đảng? - Kể từ Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986), quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển KTTN đã bắt đầu được hình thành và phát triển. Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 15- 7-1988, của Bộ Chính trị khóa VI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, khẳng định KTTN được phát triển trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh. Đại hội VII (tháng 6-1991) đưa ra quan điểm khuyến khích và tạo điều kiện cho KTTN phát triển: “KTTN được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước”. Đại hội VIII (tháng 6-1996) tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách này... Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng hoa chúc mừng các chủ DN tư nhân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam Bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của KTTN thể hiện trong Văn kiện Đại hội IX (1- 2001), khi Đảng ta khẳng định KTTN là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: “Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm”. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (năm 2002) thông qua nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển KTTN”. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương có một nghị quyết chuyên đề về KTTN. Đại hội X (4-2006) của Đảng tiếp tục xác định vị trí và định hướng phát triển các thành phần kinh tế chủ yếu. Trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế đất nước, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. KTTN có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Lần đầu tiên, vấn đề đảng viên làm KTTN được Đảng ta chính thức nêu ra vàcóquy định cụ thể. Hội nghị Trung ương 3 khóa X đã thảo luận và thông qua “Quy định đảng viên làm KTTN”. Ngày 30-1-2013 Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 17-HD/BTCTW “Về việc thực hiện thí điểm việc kết nạp những người là chủ DN tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng” và ngày 27-9-2021, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 08-HD/ BTCTW về việc “Kết nạp chủ DN tư nhân vào Đảng”. Quy định mới này tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển KTTN cũng như công tác phát triển đảng viên trong DN tư nhân… Từ đó đến nay, các quan điểm về phát triển KTTN ngày càng được hoàn thiện và quan tâm nhiều hơn. Cùng với đó là các quy định về phát triển Đảng trong khu vực này, nhất là công tác kết nạp đảng viên là chủ các DN. Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực KTTN cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế”. Tạo thuận lợi phát triển Đảng trong DN tư nhân - Thưa ông, thực tiễn công tác phát triển Đảng trong DN tư nhân thời gian qua như thế nào, đâu là những thuận lợi và khó khăn? - Tổng kết 7 năm thực hiện Hướng dẫn số 17 (2013-2020), theo Ban Tổ chức Trung ương, toàn Đảng đã kết nạp được 877 chủ DN tư nhân đủ tiêu chuẩn vào Đảng, chiếm 34,07% tổng số đảng viên là chủ DN tư nhân. Trong tổng số 877 chủ DN tư nhân được kết nạp vào Đảng, có 712 giám đốc, chiếm 81,2%; 127 chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần tư nhân, chiếm 14,5%; 18 chủ tịch hội đồng thành viên công ty cổ phần, TNHH tư nhân, chiếm 2,0% và 20 đảng viên là thành viên công ty hợp danh, chiếm 2,3%. Thuận lợi thì đã rõ, đó là Đảng quan tâm cả việc phát triển KTTN và kết nạp Đảng là chủ DN bằng việc ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, đội ngũ doanh nhân ngày càng đông đảo… Tuy nhiên, có thể thấy việc phát triển Đảng, kết nạp Đảng là chủ DN khu vực ngoài Nhà nước vẫn còn hạn chế. Đặc thù của các DN tư nhân, nhất là những DN đa ngành nghề thường đăng ký nhiều trụ sở ở nhiều nơi, vì vậy rất khó khăn trong quá trình thẩm tra, xác minh về lý lịch… - Vậy, đâu là những giải pháp cần tập trung để thực hiện tốt công tác này, thưa ông? - Để thực hiện có hiệu quả việc phát triển Đảng trong khu vực KTTN, kết nạp đảng viên là chủ DN tư nhân, trước hết cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để chủ DN nhận thức rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa của việc thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể trong DN, công tác phát triển đảng viên trong DN. Cần tuyên truyền để các chủ DN hiểu rằng: Việc thành lập các tổ chức Đảng trong các DN không xung đột về lợi ích với giới chủ mà còn đóng góp vào sự ổn định, phát triển của DN. Tiếp đó, các cấp ủy định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ với giới chủ DN trên địa bàn để thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là các nội dung liên quan đến phát triển kinh tế, đến DN, các chế độ, chính sách đối với người lao động; tiếp tục quan tâm xây dựng các tổ chức đoàn thể trong các DN, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò trong bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên; chú trọng công tác tạo nguồn đảng viên thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng, nhất là chủ DN, công nhân trực tiếp sản xuất, cán bộ trẻ... Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần có các hình thức khuyến khích, tôn vinh các DN có tổ chức Đảng, có chủ DN là đảng viên; xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa cấp ủy, chính quyền các cấp với các DN trú đóng trên địa bàn, nhất là các DN mà chủ DN là đảng viên… - Xin cảm ơn ông!