Nhà lá là gì?àlálàgìNhữngmẫunhàmáiláđơngiảnvàđẹpnhấsoi kèo 88
Nhà lá là kiểu công trình nhà ở được tạo nên từ các loại lá ghép lại với nhau. Đây là loại nhà ở quen thuộc của người dân vùng nông thôn, đặc biệt là miền Tây Nam bộ và vùng núi Tây Bắc.
Hai loại lá thường dùng để làm nhà là lá cọ và lá dừa nước. Nhà lá thường không có vách ngăn. Có thể làm hoàn toàn bằng lá cây hoặc chỉ có phần mái làm từ lá, còn phần khung nhà có thể được làm bằng gỗ, tre, nứa…
Không chỉ là nét văn hoá đặc trưng của miền quê Việt Nam, những ngôi nhà lá truyền thống còn mang một phong cách kiến trúc độc đáo. Đằng sau nét đơn sơ và quen thuộc, chúng còn toát lên được sự khéo léo của người thợ lao động.
Từ vẻ đẹp mộc mạc ấy, những ngôi nhà lá ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình như nhà ở, homestay, khu du lịch nghỉ dưỡng.
Ưu và nhược điểm của nhà mái lá
Ưu điểm đầu tiên của nhà mái lá là mát mẻ, thoáng mát. Do được xây dựng từ những vật liệu tự nhiên nên không gian bên trong nhà mái lá rất mát mẻ. Đây là loại công trình rất thích hợp xây dựng ở những nơi nắng nóng, nhiệt độ cao.
Kỹ thuật thiết kế nhà mái lá cũng không quá phức tạp. Từ khâu thiết kế đến chọn vật liệu đều đơn giản hơn nhiều so với ngôi nhà bình thường. Đặc biệt, với những ngôi nhà mái lá kiểu truyền thống thì càng dễ tìm kiếm vật liệu như lá cọ, lá dừa nước, tre, nứa, gỗ…
Bên cạnh đó, thời gian thi công nhanh và tiết kiệm chi phí là hai ưu điểm nữa của nhà mái lá. Tuỳ thiết kế đơn giản hay cầu kỳ nhưng nói chung, thời gian thi công và chi phí để xây dựng một ngôi nhà mái lá tầm trung sẽ nhanh và tiết kiệm hơn nhiều so với một ngôi nhà bình thường.
Vì vật liệu rất dễ tìm kiếm nên việc sửa chữa hay cải tạo nhà mái lá đều khá dễ dàng. Ưu điểm nữa của nhà mái lá là hạn chế tối đa tiếng ồn khi trời mưa. So với mái ngói hay mái tôn, những ngôi nhà mái lá giảm đáng kể tiếng ồn khi mưa.
Có nhiều ưu điểm thế nhưng nhà mái lá cũng có nhược điểm. Nếu so với những ngôi nhà xây thì nhà mái lá có tuổi thọ thấp hơn nhiều. Tuy vậy, nó cũng rất tương xứng với chi phí và công sức bỏ ra.
Thiết kế đơn sơ nên nhà mái lá không phù hợp để sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, nhà mái lá thường khá lạnh vào mùa đông do có nhiều khe hở khiến cho gió lùa. Cũng vì lý do này mà nhà mái lá truyền thống không thể lắp máy điều hoà.
Những mẫu nhà lá đẹp và đơn giản
Là công trình được thiết kế từ các loại lá lợp ghép lại với nhau, tuỳ kiểu mẫu và phong cách kiến trúc nhưng nhà mái lá thường có hai loại chính, đó là nhà mái lá truyền thống và nhà mái lá hiện đại.
Nhà mái lá truyền thống là mẫu nhà đơn sơ, được làm từ gỗ, tre, nứa và các loại đá. Đây là mẫu nhà xuất hiện từ thời xa xưa ở nông thôn Việt Nam. Với phong cách thiết kế đơn thuần, mẫu nhà này rất dễ thi công, chi phí thấp, thích hợp với nhiều vùng miền.
Mẫu nhà này mang lại không gian sống thoáng mát, bình dị nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.
Trong khi đó, mẫu nhà lá hiện đại được phát triển dựa trên mẫu nhà lá truyền thống. Nhà lá hiện đại được cải tiến về vật liệu xây dựng, thiết kế có sự cách điệu, tính thẩm mỹ cao và tiện nghi hơn.
Ngoài phần mái vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống, nhà lá hiện đại thường có tường xây, vách ngăn bằng gạch. Để tăng thêm tính thẩm mỹ và tiện nghi, các khung cửa có thể sử dụng vật liệu gỗ hoặc kính.
Mẫu nhà lá hiện đại thường được xây dựng trong những khu du lịch, homestay, quán cà phê, nhà hàng…
Lưu ý khi làm nhà mái lá
Theo kinh nghiệm đúc kết từ những người thợ chuyên làm nhà mái lá, khâu thi công quan trọng nhất của nhà mái lá chính là mái nhà. Gia chủ có thể chọn nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà mái lá theo kiểu cấp 4 hoặc nhà tầng, nhưng vật liệu lợp mái phải được chú trọng.
Thường nhà mái lá hiện nay đều sử dụng nguyên liệu chính là lá dừa. Những lá dừa này phải là những tàu không bị sâu, vẫn còn xanh. Tuy nhiên, lá vẫn phải đủ “già” để hạn chế bị mục nát khi lợp.
Muốn được dùng để thi công mái nhà thì lá dừa phải phơi, phân loại theo kích cỡ, chặt thành các đoạn bằng nhau rồi phơi lại một lần nữa. Quá trình phơi, xâu lá thành các mảng lớn không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỉ mỉ.
Khung nhà thường được làm bằng gỗ hoặc tre để đảm bảo độ chắc chắn. Công đoạn lợp lá mất nhiều thời gian nhưng nếu thực hiện tỉ mỉ, đúng kỹ thuật thì tuổi thọ của ngôi nhà có thể lên đến 10 năm.