Khu đất rộng khoảng 1ha có vị trí tại số 265 đường Cầu Giấy,átrìnhthâutómDựánhađấtvàngCầuGiấynhưthếnàchuyen nhuong real trước đây đã được lập một tổ hợp tháp căn hộ cao cấp 50 tầng, và tháp văn phòng 38 tầng… Tóm tắt Với vị trí đắc địa như vậy, việc sở hữu mảnh “đất vàng” là niềm mơ ước của không ít đại gia địa ốc. Dù dự án đã có chủ trương đầu tư từ 2007 nhưng trong nhiều năm dự án vẫn án binh bất động, chủ đầu tư sử dụng đất cho thuê. Nay, thị trường địa ốc lại rộ lên thông tin khu “đất vàng” này đang được san lấp mặt bằng. Động thái này khiến nhiều người cho rằng dự án có thể đã đổi chủ. “Ông chủ” là ai? Dự án 265 Cầu Giấy được Hà Nội chấp thuận đầu tư từ năm 2007. Đến cuối 2009, Công ty CP Hóa chất và Vật tư khoa học kỹ thuật (CEMACO) đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 579 với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam (VIID) cùng nhau kinh doanh xây dựng và khai thác tổ hợp nhà cao tầng gồm TTTM, văn phòng, nhà ở tại số 265 Cầu Giấy. Việc hợp tác này cũng dễ hiểu bởi CEMACO có ngành nghề kinh doanh chính là hóa chất công nghiệp, chất dẻo, phụ gia, cao su, dung môi, các loại vật liệu điện, dụng cụ cơ khí…với số vốn điều lệ đến nay vẫn chỉ hơn 18 tỷ đồng, khó có thể đủ tiềm lực để triển khai dự án BĐS lớn hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, VIID được thành lập năm 2008 bởi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC và Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, với số vốn điều lệ 410 tỷ đồng. Hiện VIID đã và đang làm chủ đầu tư nhiều dự án BĐS như Platinum Complex tại số 3 Lương Yên, HN; Dự án Platinum Residences số 6 Nguyễn Công Hoan (cạnh hồ Giảng Võ) –tòa chung cư cao cấp 21 tầng với 190 căn hộ đã đi vào sử dụng… Còn khu “đất vàng” 265 Cầu Giấy, VIID đặt tên dự án này là Platinum Plaza. Theo CEMACO giới thiệu, dự án gồm 2 tòa tháp gồm tháp chung cư 50 tầng và tháp văn phòng 38 tầng. Trong đó, phần hầm có chức năng để xe, 5 tầng đế làm thương mại từ tầng 6 trở lên là chung cư và văn phòng. Tổng diện tích dự án hơn 1 hec-ta, trong đó tổng diện tích sàn căn hộ là 66.484 m2, diện tích văn phòng là 35.960 m2, diện tích khu trung tâm thương mại là 25.000 m2. Theo nội dung hợp đồng giữa CEMACO và VIID thì tỷ lệ ăn chia khi đầu tư kinh doanh dự án này là CEMACO 45% bằng cách góp đất và VIID 55% hợp tác bằng hình thức ứng vốn không tính lãi, thu xếp số vốn còn lại trong tổng số vốn Dự án và thực hiện các hoạt động khác. Mặc dù công tác chuẩn bị đầu tư dự án này đã tiến hành từ 2009, nhưng do thị trường BĐS trầm lắng những năm trước chủ đầu tư đã sử dụng mặt bằng dự án để khai thác cho thuê. Đồng thời, năm 2014 HĐQT của CEMACO và VIID cũng đã tính toán lại hiệu quả của dự án để có điều chỉnh phù hợp. Ai đang thâu tóm? Như vậy, Dự án 265 Cầu Giấy là do VIID và CEMACO đồng sở hữu. Từ khi liên doanh hợp tác với nhau, về phía VIID chưa thấy công ty này công bố thông tin nào liên quan đến dự án này. Tuy nhiên, phía CEMACO gần đây liên tục có những biến động về việc sở hữu cổ phần của công ty này. Đáng chú ý, vào tháng 5 năm 2014 CEMACO đã công bố việc sở hữu của cổ đông lớn, theo đó có một cá nhân là ông Phạm Huy Hoàng sinh năm 1981 đã sở hữu trên 15% cổ phần CEMACO và một tổ chức là Công ty cổ phần Len Hà Đông đã bán toàn bộ số cổ phần của mình cho người khác, không còn là cổ đông của CEMACO. Đến tháng 11 năm 2014, CEMACO tiếp tục có những thay đổi về cổ đông lớn. Theo đó, ông Phạm Huy Hoàng đã bán toàn bộ số cổ phần mình nắm giữ và ông Vũ Trọng Cảm, thành viên HĐQT của CEMACO cũng đã bán toàn bộ cổ phần của mình. Trong khi đó, CEMACO có thêm 2 cổ đông cá nhân nắm số lượng lớn cổ phần CEMACO là bà Lê Thị Vân Anh nắm hơn 16,3% và ông Lê Văn Sắc nắm hơn 19%. Sự hấp dẫn của khu “đất vàng” này thể hiện rất rõ ở phiên bán đầu giá 617.202 cổ phần của SCIC tại CEMACO vào đầu tháng 7 vừa qua. Trong đó, SCIC bán 186.000 cổ phần ra công chúng, số còn lại 431.202 cổ phần cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC theo giá đấu thành công thực tế thấp nhất. Kết quả là, đã có 8 nhà đầu tư đăng ký mua tới 1,488 triệu cổ phần. Giá đấu thành công là 102.000 đồng/cp. Như vậy, có thể thấy để thâu tóm được hơn 22,8% CEMACO, FLC Group đã phải bỏ ra khoảng hơn 42 tỷ đồng. Ở thời điểm hiện tại, Dự án 265 Cầu Giấy chưa rõ thuộc sở hữu của đại gia nào. Tuy nhiên, trên phương tiện truyền thông, bà Đàm Ngọc Bích Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn FLC xác nhận FLC đã mua dự án này, và đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để sớm đưa vào xây dựng dự án và thực hiện mở bán khi có đủ điều kiện như luật định. Chúng tôi sẽ tiếp tục có thông tin về dự án được quan tâm này khi có thông tin mới tiếp theo. Theo Trí thức trẻ Năm 2014 - Ồ ạt thâu tóm dự án bất động sản |