Đầu vào thoáng,lùakeo everton đào tạo lỏng
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng muốn nâng chất lượng đào tạo thạc sĩ phải thẳng thắn nhìn nhận việc đào tạo bậc học này đang có hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất,đầu vào không được tuyển chọn chặt chẽ do sự cạnh tranh khốc liệt, thu hút học viên sau đại học. Đặc biệt, các trường tư gần như đang “lùa” người học vào trường. Trong khi đó, người học thấy trường nào dễ vào, đào tạo dễ thì nhào vào học vì bằng cấp theo Luật giáo dục mới là như nhau.
Những trường chú trọng chất lượng đầu vào như Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hoặc một số trường lớn khác đang thực hiện chất lượng đầu ra tốt thì đầu vào phải tốt. Thế nhưng thí sinh thấy những cơ sở đào tạo khắt khe thì không dám vào học cũng không dám ứng tuyển. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là phải siết đầu vào, phải làm thế nào để không còn sự cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển sinh cao học.
“Nhiều trường, đặc biệt các trường đại học tư thục dù không đúng chuyên ngành vẫn đang đào tạo thạc sĩ các ngành như Quản trị kinh doanh, Kinh tế… Họ cứ “lùa” ai đăng ký học là vào học”- ông Dũng nói và cho rằng phải chấn chỉnh việc này bằng cách những trường cùng một hệ đào tạo thạc sĩ thì phải thi chung, cụ thể là chung đề thi.
Vấn đề thứ 2,theo ông Dũng là quá trình đào tạo thạc sĩ ở các cơ sở rất lỏng lẻo. Nhược điểm lớn nhất của việc học thạc sĩ thực chất là học tại chức. Phần lớn người học thạc sĩ đã có công ăn việc làm và khoảng 90% người học từ các cơ quan nhà nước. Họ học để lấy bằng thạc sĩ.
Có bằng làm bàn đạp tiến thân chức này, chức nọ. Cho nên, không học tập trung mà chỉ học vào cuối tuần hoặc buổi tối. Đặc biệt, một số trường đại học ở phía Bắc không tuyển sinh được tại chỗ nên mở các lớp cao học ở nhiều địa phương và triển khai học theo kiểu cuốn chiếu.
“Với cách mở lớp như vậy, giảng viên những trường này sẽ giảng dạy trong khoảng thời gian 1 tuần. Học viên đã yếu về chất lượng, nhà trường lại dạy theo kiểu cuốn chiếu, học liên tục trong 1 tuần thì làm sao thấm kiến thức vào trong đầu được”- ông Dũng thẳng thẳn.
PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng, các học viên cao học đang học thạc sĩ theo kiểu tại chức nên không tập trung sức lực vào việc học mà coi như học thêm. Ban ngày họ vẫn đi làm việc ở cơ quan để khỏi mất ghế. Buổi tối hoặc cuối tuần thì đi học thạc sĩ. Cách đào tạo như vậy dẫn tới chất lượng yếu kém vì học viên không nắm được gì, học chủ yếu hợp thức hoá để được cấp bằng.
“Để có tấm bằng thạc sĩ đúng nghĩa thì phải siết đầu vào bằng cách thi chung, siết quá trình đào tạo bằng cách học tập trung. Siết đầu ra bằng đánh giá kiểm tra chính xác đúng với năng lực”- ông Dũng đề xuất.
Phải trả lời được tại sao xã hội cần tấm bằng ấy
Một thạc sĩ ở TP.HCM cho rằng đối với một số ngành nghề hiện nay để làm tốt công việc cần có kiến thức thạc sĩ. Thế nhưng, nếu tốt nghiệp cử nhân rồi học thạc sĩ thì kiến thức cũng chỉ nhỉnh hơn chương trình kỹ sư. Bởi xét theo tín chỉ thì số tín chỉ của chương trình kỹ sư khoảng 160, gần bằng chương trình cử nhân 120 tín chỉ và 60 tín chỉ thạc sĩ.
Do vậy, nếu đã xác định học thạc sĩ thì học viên phải học tập và nghiên cứu đàng hoàng. Các trường phải đầu tư chương trình đào tạo, cơ sở vật chất bài bản, có thêm chính sách hỗ trợ cho người học thạc sĩ nghiên cứu.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ cứ lấy đúng chuẩn đã được quy định. Khi các cơ sở đào tạo không làm “bậy” mà đúng chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra thì chất lượng thạc sĩ chắc chắn sẽ tốt lên.
Ông Hoàn cũng nói rằng, người học sẽ có đánh giá cơ sở đào tạo nào tốt, cơ sở nào không tốt. Bộ GD-ĐT làm nghiêm ngặt công tác thanh kiểm tra sẽ biết chất lượng đào tạo của cơ sở như thế nào.
“Nếu siết chuẩn đầu ra nhưng trong quá trình đào tạo buông lỏng chất lượng thì cũng “hỏng” nên việc đào tạo phụ thuộc chính các trường”- ông Hoàn nói.
Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, tinh thần của giáo dục đào tạo là khuyến khích học và học suốt đời. Nhưng người học phải thực sự cần thiết, không phải lấy bằng để chờ thăng quan, tiến chức. Các cơ sở giáo dục phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Nếu đào tạo dễ dãi, một thời gian rất ngắn, uy tín của cơ sở đào tạo sẽ bị hạ thấp.
GS Trương Nguyện Thành, ĐH Utah, Mỹ đưa ra quan điểm, muốn nâng cao chất lượng thạc sĩ thì phải trả lời câu hỏi tại sao xã hội cần tấm bằng ấy và nó có đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội hay không? Như vậy Bộ GD-ĐT và xã hội đưa ra mục tiêu của đào tạo sau đại học là gì cho người học, người dạy và người quản lý.
“Văn hóa của chúng ta quá coi trọng chức danh, hay trình độ học thuật. Điều này giống như cái “mũ” chứ không phải trách nhiệm công việc. Ở nước ngoài, giáo sư, tiến sĩ hay thạc sĩ là một trách nhiệm công việc, có nghĩa cá nhân này ở cái tầm đó chứ không có hào nhoáng, còn Việt Nam thì không. Chính từ cái nhu cầu đó mà gây ra hậu quả”- GS Thành nói.
GS Thành cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức, mà muốn thay đổi đổi nhận thức thì phải thay đổi nhu cầu, từ đó sẽ thay đổi hành vi. Cụ thể, nếu vị trí này không cần phải có bằng sau đại học thì không ai dại gì bỏ tiền ra đi học. Quan trọng nữa là các đơn vị tuyển dụng, các chính sách tuyển dụng có nhận ra sự thay đổi là có cần thiết phải có bằng thạc sĩ hay không.
Mặt khác, phải giải quyết việc họ cố lấy bằng sau đại học cho bằng được nhưng “bỏ xó” khi đã có một vị trí, công việc như mong đợi. Do đó ngày nào xã hội còn có cầu thì ngày đó còn có cung. Vì vậy, giải quyết bài toán này từ khía cạnh kinh tế thì may ra giải pháp có thể bền vững.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
Vẻ gợi cảm của Hoa hậu Hoà bình Thái Lan 2020
Chim Sẻ Đi Nắng: 'Mẹ vẫn theo dõi mình trong từng giải đấu'
10 clip 'nóng': Cuộc chiến đẫm máu giữa tên trộm và chú chó
Tạm giữ hình sự một phóng viên cưỡng đoạt tiền của người dân
Vẫn còn ý kiến trái chiều về việc sửa đổi Điều 292 Bộ luật Hình sự 2015
VNCERT đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới chống tấn công mạng
Riot Games hé lộ về tướng mới là Sát Thủ trong LMHT
Cần Thơ: Bùng nổ Ngày hội Thanh niên Công nhân
Ồ ạt vay mua ô tô: Coi chừng “cả làng” đổ nợ