Chuyển sang làm bác sĩ thẩm mỹ chưa bao giờ là điều đáng tiếc - Bác sĩ đã từng cảm thấy đáng tiếc khi chuyển hướng từ bác sĩ ngoại khoa sang bác sĩ tạo hình thẩm mỹ?ácsĩngoạikhoahaybácsĩthẩmmỹđềumangđếngiátrịriêkeo nha cai.de Không ít người từng hỏi tôi câu đó, cũng không ít người gièm pha vì nghĩ rằng tôi đã chọn một hướng đi sai. Nhưng tôi nghĩ mỗi vai trò đều có giá trị và sứ mệnh riêng. Cho đến tận bây giờ, tôi chưa bao giờ hối hận vì đã rẽ hướng sang ngành Tạo hình thẩm mỹ. Nếu khoác trên mình chiếc áo bác sĩ ngoại khoa nhiệm vụ của tôi là phẫu thuật cứu người. Khi chọn con đường bác sĩ thẩm mỹ, sứ mệnh của tôi là phẫu thuật sửa lỗi khiếm khuyết ngoại hình và chữa lành vết thương tâm hồn, giúp bệnh nhân có nhan sắc mới, cuộc đời mới. Ngành nào cũng mang đến giá trị cao quý riêng, nhưng mục đích cuối cùng của nghề Y chính giúp đỡ bệnh nhân bằng những cách khác nhau. - Vì sao bác sĩ liên tục nhận điều trị nhiều ca khó, nhiều trường hợp từng bị từ chối khắp nơi? Tôi không dám nói bản thân mình khác biệt hay tự mãn khi lựa chọn một hướng đi điều trị ca khó. Chỉ đơn giản là vì tôi không muốn từ bỏ họ và cũng muốn cho bản thân mình một cơ hội để làm những việc chưa từng làm. Thành ngữ có câu “Còn nước, còn tát”, bởi vậy nên từ hồi nhỏ tôi đã có hứng thú với những vấn đề khó hay chưa có đáp án, không chỉ trong điều trị bệnh mà còn ở đời sống hằng ngày. Trong cuộc sống này, khi mình cho người khác cơ hội cũng là để cho bản thân một cơ hội. Những ca mổ “ngàn cân treo sợi tóc” - Hơn 20 năm qua, trường hợp ấn tượng nhất của bác sĩ là… Chắc chắn là ca mổ định mệnh đầu tiên cho Mến. Lần đầu tiên có một ca tạo hình tái tạo gương mặt kéo dài đến hơn 10 tiếng đồng hồ. Cũng là lần đầu tiên, tại Việt Nam phát hiện và điều trị thành công hội chứng MRS. Lần đầu tiên, để mổ một ca, ca ekip cùng Bệnh viện JW phải nghiên cứu và hội chẩn hàng chục xét nghiệm kéo dài hơn 4 tháng trời để tìm nguyên nhân gây bệnh. Một ca mổ với quá nhiều trải nghiệm đầu tiên. - Ca mổ thách thức và hạnh phúc nhất bác sĩ từng thực hiện… Một ca đại phẫu khác cũng hết sức khó khăn chính là ca mổ khối u nặng hơn 1 kg cho bệnh nhân Lê Quang Khanh. Bệnh nhân mắc hội chứng u nguyên bào men kéo dài hơn 10 năm. Khi tôi thăm khám, khối u rất nóng, căng tức như muốn nổ tung. Và đúng như dự liệu, chỉ sau vài ngày khối u đã vỡ. Chúng tôi phải mổ khẩn cắt bỏ khối u để giữ lại mạng sống cho bệnh nhân. Mỗi giây mỗi phút đều đầy căng thẳng. Giá trị hạnh phúc của nghề bác sĩ - Điều hạnh phúc nhất khi theo đuổi giấc mơ blouse trắng… Một số người cho rằng giàu sang sẽ hạnh phúc, hay sở hữu được thứ mình khao khát chính là hạnh phúc. Nhưng với người làm bác sĩ như tôi thì hạnh phúc chính là nhìn thấy bệnh nhân của mình cười. Đó cũng chính là giá trị cao đẹp nhất của người chọn ngành y. Niềm vui hay hạnh phúc không hẳn đến từ những điều mình mong cầu được sở hữu, mà nó đôi khi nó lại nằm ở việc mình trao cho ai đó một điều gì đó và họ đáp lại mình bằng một nụ cười là đủ. Mỗi ngày, sau khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân của mình, tôi thường lui tới các khu hậu phẫu, khu nghỉ dưỡng để hỏi thăm tình hình sức khỏe. Có người bất chợt nắm lấy bàn tay tôi xúc động mà nói: “Cám ơn bác sĩ, em đã cười được rồi”. Hay thi thoảng có người lại nhắn tin cho tôi bảo rằng: “Bác sĩ ơi em tìm được công việc ổn định rồi, có tiền chăm lo cho ba mẹ rồi”, “Cám ơn bác sĩ Dung, em có gương mặt mới rồi, mọi người không còn sợ hãi hay xa lánh em nữa rồi”,... Là bác sĩ tạo hình thẩm mỹ chỉ cần thấy bệnh nhân mình hạnh phúc, có cuộc sống mà họ ao ước thì mình cũng cảm thấy vui, cũng cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy công việc của mình có giá trị. Giá trị hạnh phúc không phải là những điều mưu cầu cho bản thân, mà chính là mình cảm thấy vui, cảm thấy công việc mình đang làm mang lại giá trị đích thực cho xã hội này. Chỉ cần bạn nghĩ như vậy thôi thì bạn làm bất cứ công việc gì cũng là hạnh phúc. Thành tựu - những cột mốc đánh dấu hành trình cuộc đời - Giải thưởng tự hào nhất mà bác sĩ từng nhận được là gì? Mỗi giải thưởng là một cột mốc khác nhau, là dấu ấn cho một hành trình mới, là lời khẳng định cho những nỗ lực mà mình đã bỏ ra. Mỗi giải thưởng đều khiến tôi cảm thấy tự hào. Từ huân chương lao động hạng 3, Huy chương Bạc giải Á quân Hiệp hội Nội khoa Hòa Kỳ ACOI, Cúp vàng thành tựu Y khoa Việt Nam, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, hay mới đây là giải thưởng “Vì sức khỏe nhân dân”... đều là những thành tựu vô giá. Nhưng có lẽ giải thưởng giúp tôi tự hào nhất và cảm thấy phải thêm nỗ lực nhiều hơn nữa chính là sự tín nhiệm và yêu thương của bệnh nhân. Đó là một giải thưởng vô hình nhưng phải nỗ lực và phấn đấu cả đời mới có thể đạt được và duy trì. Bởi lẽ, giải thưởng này có tiền cũng không thể mua được, mà phải đánh đổi bằng trí lực, sức lực và trái tim. Trong cuộc sống này, làm cho người ta ghét thì rất dễ, nhưng mà để nhận được sự tin tưởng và yêu thương của mọi người là một điều vô cùng khó. Đôi khi phải dành cả đời để làm điều đó, nên dù cho bạn làm ở bất cứ ngành nghề gì, nếu được mọi người yêu thương, được khách hàng tín nhiệm đã là một giải thưởng vô giá. Lệ Thanh (Thực hiện)