Bà Nguyễn Thị Tứ (ngoài cùng bên trái,ốnglàphảisẻtrận đấu serie a áo đen) tặng quà cho các hộ khó khăn trên địa bàn xã Cây Trường II
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Về xã Cây Trường II, khi hỏi tới bà Nguyễn Thị Tứ thu gom mủ cao su không ai không biết tới. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng với tinh thần vượt khó, ý thức sáng tạo trong lao động sản xuất, gia đình bà không chỉ vươn lên làm giàu mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Trò chuyện với bà Tứ, chúng tôi bị cuốn hút theo cách nói chuyện bình dị, gần gũi với chất giọng đậm miền Trung của người phụ nữ này. Kể về những tháng ngày chiến đấu với đói nghèo để gây dựng nên thành quả như ngày hôm nay, bà Tứ không khỏi bồi hồi xúc động. Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, mảnh đất đầy nắng và gió với tuổi thơ của bà cùng gia đình trải qua những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn đủ điều, năm 1985 bà cùng gia đình quyết định vào Nam lập nghiệp để mong thoát khỏi cái nghèo. Năm 1988, bà lập gia đình với hai bàn tay trắng, lần lượt những đứa con của bà ra đời làm gánh nặng cơm áo lại đè lên vai của vợ chồng bà.
Khó khăn chồng chất khó khăn, tuy nhiên vợ chồng bà luôn nuôi ý chí làm giàu bằng chính đôi tay của mình. “Nghĩ đi nghĩ lại không có gì bằng làm kinh tế. Thời điểm này cây cao su đang phát triển, với sự năng động, dám nghĩ dám làm, tư duy phát triển kinh tế gắn với chuyển động của cơ chế thị trường theo từng thời điểm, tôi cùng chồng cố gắng chịu khó học hỏi kỹ thuật và cách chăm sóc cây trồng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng tôi đầu tư mua thêm đất trồng cao su”, bà Tứ cho biết thêm.
Trải qua bao khó khăn cùng với sự nỗ lực, hiện nay tổng diện tích cao su của gia đình bà lên đến 15 ha. Để kinh tế gia đình luôn phát triển, bản thân bà không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu thị trường và mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh buôn bán. Loại hình kinh doanh đầu tiên của bà là mở cơ sở thu mua mủ cao su. Thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, kinh tế gia đình bà đến nay đã ổn định.
Hết mình với các hoạt động xã hội
Khi kinh tế gia đình ổn định, bà lại nghĩ tới việc phải giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Thấu hiểu và đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, bà luôn đồng hành cùng với họ trong cuộc sống. Bà luôn đi đầu trong trong công tác xây dựng quỹ người nghèo, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động phong trào của xã nhằm đóng góp công sức trong công tác an sinh xã hội của địa phương.
Hàng năm, gia đình bà Tứ tạo điều kiện cho 15 lao động có việc làm, trong đó 10 lao động có việc làm ổn định, 5 lao động làm việc theo mùa vụ, mức lương bình quân 7 triệu đồng/người/tháng. 5 năm qua bà đã giúp đỡ cho 2 hội viên phụ nữ nghèo, khó khăn mỗi hộ 10kg gạo/tháng. Bên cạnh đó, bà còn đồng hành với địa phương trong các hoạt động khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ cho các em học sinh nghèo, khó khăn được tiếp tục đến trường. Trong các dịp lễ, tết, bà tặng quà cho hộ nghèo, hộ khó khăn. Tổng số tiền tặng quà và hỗ trợ các hoạt động khác của địa phương trong 5 năm qua khoảng 150 triệu đồng.
Khi được hỏi động lực để bà làm được như vậy, bà Tứ cười và bảo: “Quan niệm của tôi sống là phải có sự sẻ chia. Lúc mình khó khăn đã có mọi người giúp đỡ nên khi mình thành công rồi mình phải giúp đỡ người khác. Mỗi lần được giúp đỡ, san sẻ khó khăn với những hoàn cảnh kém may mắn là tôi cảm thấy cuộc đời ý nghĩa biết bao nhiêu!”.
Luôn tâm niệm “Sống là để sẻ chia” nên dù đã đi qua hơn nửa cuộc đời, bà Tứ vẫn dành trọn lòng nhiệt huyết cho công tác thiện nguyện. Tấm lòng nhân ái của bà chính là tấm gương sáng. Tấm gương ấy đã và đang tiếp tục truyền cảm hứng lan tỏa tinh thần nhân ái sâu rộng trong cộng đồng và xã hội.
“QUAN NIỆM CỦA TÔI SỐNG LÀ PHẢI CÓ SỰ SẺ CHIA. LÚC MÌNH KHÓ KHĂN ĐÃ CÓ MỌI NGƯỜI GIÚP ĐỠ NÊN KHI MÌNH THÀNH CÔNG RỒI MÌNH PHẢI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC. MỖI LẦN ĐƯỢC GIÚP ĐỠ, SAN SẺ KHÓ KHĂN VỚI NHỮNG HOÀN CẢNH KÉM MAY MẮN LÀ TÔI CẢM THẤY CUỘC ĐỜI Ý NGHĨA BIẾT BAO NHIÊU!”, BÀ NGUYỄN THỊ TỨ CHIA SẺ.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)