Sau khi nhận phán quyết của tòa án liên bang Mỹ về việc phải bồi thường 500 triệu USD cho một hãng sản xuất game có tên ZeniMax vì công ty con Oculus sao chép trái phép mã nguồn để phát triển kính thực tế ảo (VR),ạigặphạnvìkíclub leon vs santos laguna Facebook lại tiếp tục bị ZeniMax kiện nhằm cấm Oculus sử dụng mã này trong các sản phẩm của mình.
CEO Facebook Mark Zuckerberg đang phô diễn cách sử dụng kính VR Oculus Rift. Ảnh: Word Press |
Oculus, công ty nổi tiếng về công nghệ VR đã bị Facebook thu mua lại với giá 2 tỷ USD vào năm 2014, đã cung cấp mã nguồn gây tranh cãi cho các công ty phát triển game. Mã nguồn này đang được sử dụng trong nhiều game video dành cho kính VR Rift của Oculus cũng như kính Gear VR của Samsung.
Vì vậy, một lệnh cấm bổ sung có thể giới hạn số lượng game phát hành cho kính VR Oculus Rift. Điều đó sẽ là cú giáng mạnh vào một sản phẩm vẫn còn trong giai đoạn trứng nước cũng như một quyết định đặt cược của Facebook cho tương lai.
ZeniMax đã đệ trình yêu cầu cấm dùng mã nguồn nói trên trong các sản phẩm của Oculus lên toàn án liên bang ở Dallas, Texas, Mỹ. Đây cũng chính là tòa án đã ra phán quyết chống lại Oculus và những người sáng lập công ty (Palmer Luckey và Brendan Iribe).
Hôm 1/2 vừa qua, tòa tuyên bố, Oculus và các bị cáo đã vi phạm một thỏa thuận không tiết lộ về bản quyền công nghệ với ZeniMax khi chế tạo kính thực tế ảo Oculus Rift.
Cụ thể, John Carmack, cựu nhân viên của id Software, một công ty con của ZeniMax đã trao đổi thư từ với Palmer Luckey trong thời gian còn tại vị. Hiện nay, ông Carmack đã chuyển sang đầu quân cho Oculus và giữ chức giám đốc công nghệ tại công ty này. ZeniMax cáo buộc Carmack đã cung cấp phần mềm được ông ta tham gia phát triển trong thời gian còn làm việc tại hãng này cho Oculus. Việc đó đã vi phạm điều khoản không tiết lộ được kí kết trước đây giữa Carmack và ZeniMax.
Trong tổng số 500 triệu USD Facebook phải trả cho ZeniMax, 200 triệu USD dùng để trả cho việc vi phạm thỏa thuận không tiết lộ, 50 triệu USD cho việc xâm phạm bản quyền tác giả, 50 triệu USD tiền phạt cho Oculus và 150 triệu USD tiền phạt cho các cựu CEO Oculus vì sử dụng sai nhãn hiệu.
Tuy nhiên, Oculus đã không bị kết tội đánh cắp bí mật thương mại, một cáo buộc quan trọng khác của ZeniMax. Do 500 triệu USD là khoản tiền bồi thường lớn, nên công ty con của Facebook nhiều khả năng sẽ kháng cáo trong thời gian tới.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)