Ngành Nội vụ khắc phục những điểm nghẽn, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao_nhan dinh bong da nha cai
Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực Nội vụ sáng 511,ànhNộivụkhắcphụcnhữngđiểmnghẽnxâydựngpháttriểnnguồnnhânlựcchấtlượnhan dinh bong da nha cai Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, nội dung chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ luôn mang tính thời sự, thực tiễn, có nhiều vướng mắc, được các đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, ngành Nội vụ có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cấp ủy và chính quyền địa phương xây dựng nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
Qua chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy, trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã nỗ lực triển khai và hoàn thành khối lượng lớn công việc liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đạt được nhiều kết quả tích cực, làm tốt nhiệm vụ quản lý ngành. Đồng thời, cũng nhận diện rõ một số vấn đề vướng mắc, bất cập, hạn chế mà ngành Nội vụ cần tiếp tục quan tâm, nỗ lực hơn nữa để cải thiện và khắc phục trong thời gian tới.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập, điểm nghẽn, vượt qua thách thức, góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội, triển khai có hiệu quả các giải pháp trước mắt và lâu dài.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, thời gian tới, Bộ Nội vụ cần đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu tại các nghị quyết của Đảng và Nghị quyết số 56 Quốc hội khóa XIV giai đoạn 2022 - 2026, phấn đấu tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và thực hiện giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
"Cần khắc phục tình trạng giảm biên chế cơ học, cào bằng, bảo đảm phù hợp với các loại hình, mô hình tổ chức trong bộ máy nhà nước. Tiếp tục phối hợp hoàn thiện việc xây dựng danh mục vị trí việc làm, xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm", Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, năm 2023 cần hoàn thành các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí để xây dựng đơn giá dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng miền, khẩn trương phê duyệt và triển khai hiệu quả đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý, trong đó xác định rõ số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là lĩnh vực y tế và giáo dục.
Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện đề án tự chủ theo quy định, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ công, nhất là lĩnh vực giáo dục, y tế; đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý cấp phát ngân sách nhà nước theo dự toán sang thanh toán theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ gắn với sản phẩm, chất lượng dịch vụ, sự nghiệp công.
Trong năm 2023, Bộ Nội vụ cũng cần trình cấp có thẩm quyền lộ trình triển khai thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết 27 của Trung ương. Xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức, hướng dẫn về cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
Khẩn trương ban hành sửa đổi, bổ sung định mức biên chế viên chức theo ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm vùng, miền, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế. Quy định về hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Khẩn trương có các giải pháp khắc phục tình trạng giao biên chế viên chức tại một số cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước như kiểm lâm, kiểm ngư, thanh tra giao thông.
Đổi mới công tác tuyển dụng công chức theo hướng thống nhất, kiểm định chất lượng đầu vào công chức nhằm bảo đảm chất lượng ngay từ khi tuyển dụng. Thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện, thành tích trong hoạt động nghề nghiệp. Đẩy mạnh chuyển đổi số và hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghiên cứu xây dựng đề án về nguồn nhân lực tham mưu, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật, bảo đảm yêu cầu về chất lượng và số lượng. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo định lượng, dựa trên kết quả công việc. Sớm xây dựng bộ công cụ đánh giá bảo đảm khoa học, khách quan, công khai và minh bạch.
Rà soát, sửa đổi các quy định liên quan về quy trình, thủ tục, thẩm quyền xử lý kỷ luật. Khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đồng bộ với quy định về thời hiệu kỷ luật của Đảng. Tham mưu cho Chính phủ đề xuất thể chế hóa Kết luận 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.
Trong giai đoạn 2022-2026 chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch để tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả số chỉ tiêu biên chế giáo viên được Bộ Chính trị giao tại Quyết định số 72 ngày 18/7/2022 để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tại các cấp học do tăng quy mô học sinh và triển khai các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án tạo nguồn, bổ sung giáo viên các cấp học, bậc học, nhất là việc tăng cường đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và cán bộ chuyên môn chung phục vụ đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chỉ đạo, Bộ Nội vụ sớm sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Năm 2023 xây dựng Đề án liên thông cán bộ công chức cấp xã với cấp huyện, cấp tỉnh, làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện thể chế về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Thực hiện phân cấp cho chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp huyện quyết định số lượng cụ thể cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã ở địa phương, bảo đảm không vượt quá tổng số lượng theo quy định. Phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định cụ thể số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
Nghiên cứu sửa đổi quy định về khoán kinh phí hoạt động cho cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn để phù hợp với tình hình thực tiễn ở các loại hình.
"Sớm ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 595/QH15 ngày 12/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc, bất cập còn tồn tại của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 - 2030", Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh kết luận.
Theo TTXVN
本文地址:http://game.rgbet01.com/news/687a298322.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。