Kể từ ngày 1/7/2024,ácthựcsinhtrắchọckhichuyểntiềnsẽkhiếnvấnnạnlừađảohếtđấtsốkết quả hạng 4 anh khi người dùng chuyển khoản online trên 10 triệu đồng sẽ phải xác thực khuôn mặt, mới có thể thực hiện được lệnh chuyển tiền. Đây được xem là biện pháp giúp hạn chế rủi ro cho người dùng trước vấn nạn lừa đảo hiện nay.
Những ngày vừa qua, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đã yêu cầu người dùng tiến hành xác thực khuôn mặt để sẵn sàng thực hiện giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN. Mặc dù đã xảy ra một số sự cố khi người dùng cài đặt xác thực khuôn mặt, nhưng các ngân hàng cho biết, các sự cố đã nhanh chóng được khắc phục và công tác xác thực vẫn đang diễn ra thông suốt.
Đã xuất hiện một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng, việc xác thực khuôn mặt theo quyết định 2345 đang gây khó cho người dùng, đồng thời khiến cho việc chuyển tiền sẽ trở nên phức tạp hơn trước đây.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xác thực khuôn mặt là để bảo vệ người dùng trước vấn nạn lừa đảo diễn ra phức tạp trong thời gian qua và đây là giải pháp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước.
Theo ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, rất nhiều người hiểu sai về xác thực khuôn mặt khi chuyển tiền online qua ngân hàng. Bởi xác thực khuôn mặt thực ra là thêm một lớp bảo mật thứ ba, ngoài hai lớp bảo mật cũ là mã đăng nhập tài khoản và mã giao dịch chuyển tiền online. Tức là tăng độ an toàn lên một mức cao hơn.
Ông Đỗ Cao Bảo cho biết, các vụ lừa đảo, trộm tiền qua ngân hàng những năm gần đây hầu hết đều do các cuộc gọi lừa đảo hoặc hacker lấy cắp mã đăng nhập tài khoản và mã giao dịch. Giờ có thêm một lớp bảo mật nữa là xác thực khuôn mặt của chính mình sẽ an toàn hơn. Nếu đã đăng ký xác thực khuôn mặt, người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy mất mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó không thể thực hiện được vì khuôn mặt của người thực hiện giao dịch không phải khuôn mặt của chủ tài khoản. Như vậy, vấn nạn lừa đảo gần như cũng hết đất sống.
Về ý kiến việc xác thực khuôn mặt sẽ làm cho thao tác chuyển tiền khó khăn hơn, ông Đỗ Cao Bảo cho rằng, việc này không làm cho giao dịch phức tạp và lâu hơn, bởi lệnh chuyển tiền vẫn như cũ, giờ chỉ thêm bước xác thực khuôn mặt và nó được thực hiện trong tích tắc, có khi người dùng còn không nhận ra.
Tại hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt”, được tổ chức ngày 14/6 vừa qua, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh, xác thực khuôn mặt sẽ hạn chế được rủi ro cho người dùng trước vấn nạn lừa đảo.
Dẫn lời một chuyên gia về an ninh mạng rất nổi tiếng nói về quyết định 2345, ông Phạm Tiến Dũng đưa ra 3 khía cạnh về xác thực khuôn mặt khi chuyển khoản online trên 10 triệu đồng.
Cụ thể, khi áp dụng quyết định 2345, nếu chẳng may các đơn vị bị lấy mất thông tin của khách hàng, kẻ gian không thể thực hiện được giao dịch, vì lúc này không chỉ yêu cầu về OTP mà còn bắt buộc phải xác thực khuôn mặt. Do kẻ gian không có xác thực khuôn mặt nên không thể so sánh với khuôn mặt trên hồ sơ gốc của ngân hàng, chính vì thế không thể thực hiện được lệnh chuyển tiền.
Điểm quan trọng tiếp theo là khi chiếm đoạt thông tin khách hàng, kẻ gian thường cài đặt sang một máy khác để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Nhưng khi chúng thực hiện bước chuyển sang máy khác, các ngân hàng sẽ yêu cầu xác thực sinh trắc học để cài đặt ứng dụng, kẻ gian sẽ không thực hiện được.
Thứ ba, khi thực hiện giao dịch, chủ tài khoản phải vào xác thực khuôn mặt, vì thế, người đi thuê tài khoản không thể sử dụng được tài khoản cho thuê.
Còn ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam – NCS, chia sẻ xác thực sinh trắc học sẽ giúp loại bỏ các tài khoản rác. Điều này sẽ giúp hạn chế lừa đảo trên không gian mạng.
Ông Vũ Ngọc Sơn cho biết việc xuất hiện các sự cố khi xác thực khuôn mặt, được một số người phản ánh thời gian vừa qua, chủ yếu là do người dân để đến sát ngày mới thực hiện thu thập dữ liệu sinh trắc học nên một số ngân hàng bị quá tải hoặc nghẽn cục bộ. Tuy nhiên, việc xác thực khuôn mặt với căn cước công dân chỉ làm một lần nên sau vài ngày tình trạng này sẽ sớm chấm dứt. Người dân sẽ không phải lo lắng về việc hệ thống bị quá tải hay lỗi nữa.