Đạo diễn Hãng phim truyện Việt Nam: Tôi tin trời cao có mắt, lòng người có nhân_soi kèo bóng đá nét

  发布时间:2025-01-11 04:25:02   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Đạo diễn Hãng phim truyện Việt Nam: Tôi tin trời cao có mắt, lòng người có nhân_soi kèo bóng đá nét。

Tối 17/3,ĐạodiễnHãngphimtruyệnViệtNamTôitintrờicaocómắtlòngngườicónhâsoi kèo bóng đá nét Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái triệu tập cuộc họp với các bộ, ngành chức năng liên quan, căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét, kiểm tra thông tin về việc trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam (số 4 Thụy Khuê, Hà Nội) đang bị hoang lạnh.

Chia sẻ với VietNamNet, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nói, việc Thủ tướng có chỉ đạo thực sự là một tin vui với anh em nghệ sĩ của Hãng. ''Tôi tin rằng trời cao có mắt, lòng người có nhân... Ai lại để một chuyện như thế cứ tồn tại mãi ngay giữa trung tâm Ba Đình, nơi mà màu sắc văn hoá, chính trị luôn toả sáng''.

Trước đó, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm điện ảnh Việt Nam, câu chuyện về Hãng phim truyện Việt Nam “sống dở chết dở”lại một lần nữa được nhắc đến. NSND Thanh Vânngậm ngùi: "Tôi cay đắng vì 30 năm ở hãng phim truyện, giờ bảo hiểm y tế là số 0". Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành thì bày tỏ: "Ai lại để anh em như thế? Quá đau xót rồi".

Theo dõi tuyến bài của VietNamNet, độc giả Hứa Hải Vi nêu quan điểm: “Không có người đứng đầu ngành có tầm, theo kịp sự phát triển của thời đại thì bây giờ hệ quả thế này là tất yếu”. Trong khi đó, bạn Toàn Nguyễn đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu đơn vị của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sau cổ phần hóa hoạt động tốt? Lãnh đạo nào cũng đau xót nhưng liệu đã làm đúng, đủ, hết trách nhiệm?”. 

Nơi sản xuất biết bao thước phim lịch sử nay hiu hắt và hoang tàn làm sao?

Độc giả Caovanmanh có góc nhìn đáng quan tâm: “Vượt ra ngoài tầm thành phố hay bộ, ngành, cần có một ban điều tra độc lập và định hướng lại số phận của Hãng phim. Đây là thương hiệu, là tài sản của quốc gia”.

Bạn Phạm Phú trăn trở: ''Mất văn hóa là mất dân tộc. Hãng phim truyện Việt Nam là một trong những biểu tượng văn hóa trong lịch sử hai cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc”. Trong khi đó, độc giả Leminhhuy không khỏi chạnh lòng: “Để thêm thời gian nữa, các nghệ sĩ gạo cội thế hệ trước già yếu hết thì chẳng còn ai ý kiến nữa. Xót xa lắm!”.

Trách nhiệm thuộc về ai? 

Từ góc nhìn của độc giả Khang minh, “hãng phim chết dần chết mòn do cơ chế và chính sách với điện ảnh. Ai là người chịu trách nhiệm? Đầu tiên phải nói là giám đốc - cả cũ và mới, đã không nhạy bén với thị trường, thị hiếu, giám đốc mới lại rước người ngoại đạo vào nhà”.

Bạn Minh Phạm phân tích: “Cổ phần hóa là chủ trương lớn của Chính phủ, hãng phim cũng không phải ngoại lệ. Nhưng cổ phần cho đúng giá trị của nó mới là vấn đề và hơn hết nên quan tâm đến những nghệ sĩ gạo cội đã cống hiến nhiều năm cho Hãng phim truyện Việt Nam. Đừng để họ thiệt thòi quá. Cùng với đó là bảo tồn, giữ gìn những thước phim lịch sử của Hãng”.

Trong khi đó, các độc giả như bạn Thao Nguyen hay Doãn Lộc Nguyễn… lại chia sẻ nhiều suy tư về việc quản lý và vấn đề cổ phần hoá. Theo bạn Thao Nguyen, “bài học về tư duy quản lý từ các cấp, xuống các đơn vị giữa lãnh đạo và nhân viên ở đất nước ta thực sự phải nghiêm túc nhìn nhận lại. Kiểu hậu quả thế này là vô cùng lãng phí về tài nguyên, di sản và con người. Cái giá phải trả quá đắt”. Còn Doãn Lộc Nguyễn cho rằng, “cổ phần hóa cái được và cái mất chỉ có người trong cuộc mới thấm thía hết. Chỉ vì đất vàng mà gây nên nỗi đau không của riêng ai!”.

Nhắc lại vấn đề trách nhiệm, bạn đọc Vũ Cao Minh nêu: “Các nghệ sĩ kêu cứu bao năm nay mà không thấy động tĩnh gì, vậy trách nhiệm xử lý thuộc về đơn vị nào? Thành phố, Bộ Văn hóa không giải quyết được thì chuyển lên Trung ương xem xét, sao cứ để tồn đọng như vậy?”.

Mong một phép màu 

Bạn Hung Vu gửi tâm tư: “Chúng ta vừa kỷ niệm 80 năm 'Đề cương văn hóa Việt Nam', thì việc khôi phục để Hãng phim truyện Việt Nam phát triển là hết sức cần thiết. Hãng cần được tôn vinh và là địa chỉ đỏ tiêu biểu của Văn hóa Cách mạng”.

Cùng chung quan điểm, độc giả Linh Linh chia sẻ: “Hãng phim 'đóng băng' hoạt động, mỗi nghệ sĩ đành bươn chải khắp nơi, cố gắn bó với nghề để vẫn mong một ngày nào đó trở lại ngôi nhà số 4 Thụy Khuê. Cầu mong một phép màu”.

Hãng phim truyện Việt Nam thực sự cần "phép màu" để hồi sinh và phát triển.

Đây cũng là mong ước của nhiều độc giả. Thông qua VietNamNet, bạn Truong Vinh Ha chia sẻ: “Người nghệ sĩ nhiều khi chỉ sống vì nghệ thuật, vì chuyên môn, chỉ mong lãnh đạo Bộ Văn hoá hãy công bằng hơn với nghệ sĩ. Cổ phần hóa hay không thì mục tiêu cũng phải là để Hãng phim được tốt hơn, có nhiều tác phẩm nghệ thuật hơn”. Còn bạn Khiem Dang mong muốn: “Là hãng phim nhà nước thì không tránh khỏi khó khăn bởi sự cạnh tranh của tư nhân và phim bên ngoài. Cần sự hỗ trợ của các ngành các cấp để duy trì phim Việt chính thống”. 

Theo độc giả Lưu Trần Việt, “để Hãng phim truyện Việt Nam ở số 4 Thụy Khuê thành một nơi hoang lạnh là có tội với nền điện ảnh nước nhà. Đúng ra, đây phải là nơi ghi danh, một bảo tàng nghệ thuật lưu giữ những hiện vật đã làm nên các tác phẩm điện ảnh cách mạng kinh điển”.

Lê Cúc (tổng hợp)

Thủ tướng chỉ đạo xử lý những tồn tại của Hãng phim truyện Việt Nam

Thủ tướng chỉ đạo xử lý những tồn tại của Hãng phim truyện Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo triệu tập cuộc họp để xem xét, kiểm tra thông tin về việc trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam bị hoang tàn, đổ nát.

相关文章

最新评论