'Đưa ra khỏi ngành' những thầy cô có con em được nâng điểm hay không?_soi kèo olympiakos
Trong vụ việc nâng điểm thi ở 3 tỉnh Sơn La,Đưarakhỏingànhnhữngthầycôcóconemđượcnângđiểmhaykhôsoi kèo olympiakos Hà Giang, Hòa Bình, đến nay đã có 19 người liên quan trực tiếp bị bắt. Trong đó, mới nhất là 3 giáo viên của Hòa Bình bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 23/4.
Ngành giáo dục "góp" tới 17/19 người vướng vòng lao lý trong vụ án gian lận chấn động này.
Bên cạnh đó, còn những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có con trong danh sách 222 thí sinh được nâng điểm.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đăng đàn khẳng định không dung túng cho các hành vi sai phạm. Trong khi chờ công an tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của những người liên quan, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, viên chức trong ngành GD-ĐT, cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm.
"Cương quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, viên chức giáo dục vi phạm' là tinh thần quen thuộc mà ngành giáo dục khẳng định mỗi khi có sự cố. Thực tế, khi các cán bộ viên chức bị khởi tố thì sẽ bị thôi việc theo điều 13 của Nghị định Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Vấn đề còn lại là những cán bộ quản lý và các giáo viên có con em được nâng điểm, nhưng hiện nay cơ quan điều tra chưa có kết luận về sự can thiệp của họ, thì cấp độ xử lý được đến đâu?
Hiện tại, mới chỉ có trường hợp Chánh Thanh tra của Sở GD-ĐT Sơn La - có con được nâng điểm - vừa bị Bộ GD-ĐT yêu cầu không tham gia chỉ đạo, và cũng không trực tiếp thanh tra thi năm 2019.
Còn lại, theo ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT Tây Ninh), hiện chưa có chứng cứ rõ ràng để chứng minh những cán bộ trong ngành có tội, nên không thể đình chỉ hay cho ra khỏi ngành ngay những cán bộ, công, viên chức có con được nâng điểm.
"Bộ trưởng nói vậy nhưng theo luật thì địa phương quản lý nhân sự nên khó mà làm được".
Ông Tài cho rằng cách ra khỏi ngành sớm nhất là sự tự giác nghỉ việc, nhưng văn hóa từ chức từ trước đến nay chưa "ngấm" nên chắc điều này không thể xảy ra.
Một chuyên gia tuyển sinh phía Nam, nhìn nhận chủ trương xử lí nghiêm của Bộ sẽ đưa lại niềm tin cho người dân nhưng mình Bộ hô quyết tâm cũng không thể được. Cách nhanh nhất là nhanh chóng "đưa ra ánh sáng" những người dính dáng tới tiêu cực.
“Với cơ chế nhân sự hiện nay là địa phương quản lý nên sự quyết liệt từ Bộ GD-ĐT cần có hợp tác từ phía địa phương” - ông đề xuất.
Ông Phùng Quán, chuyên gia tuyển sinh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM phân tích: Bộ trưởng nói, đang đề nghị các địa phương xem xét, có nghĩa là Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch, và khi có đầy đủ chứng cứ thì việc xử lý là chắc chắn.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng khẳng định Bộ GD-ĐT hoàn toàn cho thể đưa ra khỏi ngành những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi gian lận thi cử bởi các lý do:
Thứ nhất, viên chức phải tuân thủ "đạo đức nghề nghiệp" và "quy tắc ứng xử" quy định tại Luật viên chức. Hiện nay, chưa có chứng cứ, chưa thể xử lý hình sự nhưng về chuẩn mực đạo đức và ửng xử chỉ cần chứng minh có sự liên quan.
Thứ hai, dù địa phương quản lý nhân sự và muốn xử lý cán bộ thì phải theo luật nhưng nếu địa phương không làm thì đề nghị Bộ Nội vụ hoặc Thanh tra Bộ GD-ĐT có thể vào cuộc. Thậm chí Trung ương cũng phải vào cuộc theo phản ánh của dư luận hoặc khi có người tố giác.
Một cựu phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nói rằng có thể tạm đình chỉ công tác có thời hạn và cho họ làm bản tường, sau này kết hợp với kết luận của cơ quan chức năng để xử lý thích hợp.
Còn luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng nói trong khi chờ đợi kết quả điều tra cần tạm đình chỉ chức vụ công tác của các cán bộ không chỉ trong ngành giáo dục mà ở ngành khác với những trường hợp có con được nâng điểm. Việc tiếp tục phân công đảm nhiệm công tác hoặc để họ công tác sẽ càng khiến dư luận thêm bức xúc.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng phân tích: Hiện nay, vụ việc đang trong giai đoạn điều tra để xác định nghi phạm, nhưng nghi phạm lại chủ yếu là người trực tiếp hoặc tổ chức tham gia, chứ không có mắt xích cuối cùng là người và gia đình người thụ hưởng.
Chẳng có ai dại dột tự đi nâng điểm cho người khác để bị truy tố - đây là suy luận rất bình thường. Nhưng để biến thành chứng cứ pháp lý thuộc thẩm quyền cơ quan điều tra, và có lẽ rất khó khăn vì có người thụ hưởng có chức vụ cao nhất của một tỉnh.
Về đạo đức nghề nghiệp, muốn đuổi khỏi ngành cũng phải có đủ chứng cứ. Không thể bắt họ chịu một chế tài nếu không chứng minh được họ vi phạm. Thậm chí, nếu khai rằng có người hại mình, hoặc cán bộ "chơi" nhau, không chừng họ lại trở thành người bị hại.
Tại buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội với Bộ GD-ĐT và Bộ Công an về vấn đề xử lý vi phạm kỳ thi THPT quốc gia 2018 và công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra chiều ngày 23/4, Ủy ban đã đề nghị Bộ GD-ĐT rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế thi cho phù hợp, khắc phục và xử lý những vi phạm liên quan đến gian lận điểm như kỳ thi năm 2018 nhằm đảm bảo sự công bằng. Có thể nghiên cứu những quy định liên quan đến đối tượng là phụ huynh, người thân.
Lê Huyền
Giáo viên Sơn La mong sớm công khai danh tính phụ huynh để nhẹ nhõm
"Tôi rất buồn vì trên mạng có tên trường trong danh sách phụ huynh của thí sinh được nâng điểm" - vị hiệu trưởng bày tỏ.
本文地址:http://game.rgbet01.com/news/670e299227.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。