Nguyễn Kiến Trúc Giang,ỗlựccủatiếnsĩngườiViệtcómứclươbóng đá tỷ lệ sinh năm 1986, quê Tiền Giang, hiện làm việc tại tập đoàn Wilmar, một trong 6 tập đoàn lớn nhất của Singapore. Từng giành được rất nhiều thành tích học tập và nghiên cứu đáng nể trong suốt gần 19 năm ở nơi xứ người, Giang nói đều xuất phát từ tuổi thơ cơ cực.
Nguyễn Kiến Trúc Giang, sinh năm 1986, quê Tiền Giang, hiện đang làm việc tại tập đoàn Wilmar.
“Năm 1 tuổi, bố mẹ tôi quyết định xa nhau. Tôi và chị gái ở với mẹ - vốn là giáo viên cấp một nên cuộc sống cũng không dư dả gì. Cũng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, một mình mẹ nuôi 2 đứa trẻ, nên cả hai chị em đã phải đi học từ rất sớm.
Chúng tôi bắt đầu đi học lớp 1 từ lúc 5 tuổi. Sau này, vì đồng lương giáo viên bèo bọt, mẹ lại cố gắng theo học thêm lớp trung cấp dược rồi mở một tiệm thuốc nhỏ ở Tiền Giang. Thấy mẹ vất vả nên cả hai chị em đều cố gắng chăm chỉ học hành”.
Những ngày còn học cấp 2, Giang gầy gò, đen nhẻm, cứ thế một mình đi bộ mấy cây số để tới trường. Vừa đi, cậu bé vừa cầm theo một cuốn sách để đọc cho quên đi đường xa. Lên cấp 3, Giang thi đỗ vào chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Tiền Giang. Vì có sức học nổi trội nên năm lớp 11, Giang được chọn đi thi học sinh giỏi quốc gia, sau đó đoạt giải Nhì và được tuyển thẳng vào đại học.
Nhưng khi ấy, Giang lại ấp ủ một giấc mơ khác là được đi du học. “Lúc đó, trong tôi chỉ có một suy nghĩ là phải phấn đấu cho con đường học, bởi kiến thức là vô giá. May mắn, bên cạnh tôi lúc nào cũng có mẹ luôn động viên: Hãy cứ cố gắng, đừng bỏ lỡ cơ hội, có như vậy thì con mới có thể thay đổi được cuộc đời”, Giang nhớ lại.
Cũng nhờ quyết tâm sắt đá ấy, Trúc Giang dành hết năm lớp 12 để tìm cơ hội đi du học, sau đó đỗ vào hai ngôi trường hàng đầu của Singapore là Đại học Quốc gia Singapore, ngành Công nghệ máy tính và Đại học Công nghệ Nanyang, ngành Y sinh. Giang quyết định lựa chọn theo học ngành Y sinh tại Đại học Công nghệ Nanyang dưới sự động viên của mẹ, vốn là dược sĩ và chị gái là bác sĩ.
Nhưng chặng đường đi du học của chàng trai nghèo cũng không hề dễ dàng. Với mức trợ cấp sinh hoạt phí 300 SGD/ tháng, Giang phải chi trả 160 SGD cho tiền phòng ký túc xá, còn lại là tiền ăn và các chi phí khác. Thời gian đầu, để có thể tiết kiệm tiền, Giang chủ yếu phải ăn mì gói.
Cũng trong thời điểm đó, do mạng xã hội chưa thịnh hành, anh chỉ có thể liên lạc với gia đình bằng cách gửi email. Chỉ đến khi quá nhớ và muốn nghe giọng mẹ, anh mới dành dụm tiền mua chiếc thẻ giá 20 SGD, sau đó gọi cho mẹ một cuộc điện thoại kéo dài 10 phút.
Đến năm cuối đại học, để tiết kiệm chi phí, Giang quyết tâm phải tốt nghiệp sớm. Chỉ trong một học kỳ, cậu du học sinh người Việt đã hoàn thành 37 tín chỉ của toàn bộ năm 4, để tốt nghiệp sớm sau 3,5 năm. Nhưng với cường độ học từ 9 giờ sáng cho đến 2 giờ đêm, kể cả thứ 7, Chủ nhật đã khiến Giang sụt mất 8 kg, ho nhiều, mặt mũi xanh lét, đến mức phải nhập viện vì suy kiệt.
“Khi tới bệnh viện, ban đầu bác sĩ chẩn đoán tôi bị mắc bệnh lao. Điều đó quả thực rất sốc. Nhưng rất may, sau khi bác sĩ làm các xét nghiệm thì cho ra kết quả âm tính”, Giang nói bản thân vẫn rùng mình khi nhớ lại quãng thời gian đó.
Trúc Giang trong lễ tốt nghiệp tiến sĩ.
Trúc Giang đã nhận được tấm bằng loại ưu ở tuổi 20, đồng thời được Trường Đại học Công nghệ Nanyang cấp học bổng học thẳng lên tiến sĩ, chuyên ngành Y sinh.
“Trái ngọt” của tiến sĩ tuổi 25
Lên tiến sĩ, cuộc sống của Giang cũng đỡ vất vả hơn so với thời đại học. Mỗi tháng, anh được nhà trường trả 2.500 SGD. Tuy nhiên, chàng nghiên cứu sinh Việt vẫn giữ thói quen làm việc 7 ngày/tuần, mỗi ngày làm việc 14 tiếng và luôn bắt chuyến xe bus cuối cùng trở về nhà vào lúc 12h30 đêm.
Kinh nghiệm tham gia nghiên cứu trong thời gian đại học còn quá non nớt nên khi bước vào năm thứ nhất của bậc tiến sĩ, dù đã làm việc rất chăm chỉ nhưng Giang vẫn loay hoay.
“Giáo sư hướng dẫn của tôi khi ấy cũng chính là hiệu trưởng nhà trường. Sau thời gian đầu làm việc, nghiên cứu không cho ra kết quả như ý, thầy nói gay gắt rằng tôi đang làm lãng phí thời gian của thầy. Nghe giáo sư nói vậy, tôi cũng rất buồn, nhưng vẫn phải dặn mình, muốn vượt qua khó khăn này thì phải tự mình nỗ lực. Bởi, nếu bơi được thì sẽ sống, còn không tự bơi thì sẽ bị chìm”.
Quãng thời gian sau đó, Giang thường xuyên ngồi lì ở trong phòng lab, mỗi tuần quyết định ở lại qua đêm tại trường 3 ngày để làm việc đến 4 giờ sáng. Dần dần, hướng nghiên cứu của anh bắt đầu có tiến triển và giải quyết được hầu hết các khúc mắc của năm thứ nhất.
Anh cũng bắt đầu tìm ra được các chất xúc tác sinh học trong một số cây thuốc cổ truyền có thể giúp tuần hoàn máu tốt hơn. Thậm chí, nghiên cứu của anh còn được một số công ty liên hệ để mua lại bằng sáng chế.
Trúc Giang chụp cùng Phó Thủ tướng Singapore, ông Heng Swee Keat.
Nhờ sự nỗ lực không ngơi nghỉ, Trúc Giang đã tốt nghiệp tiến sĩ năm 25 tuổi, trở thành một trong những người trẻ nhất Việt Nam lấy được học vị tiến sĩ tại Trường Đại học Công nghệ Nanyang.
Thời điểm khi vừa tốt nghiệp, anh cũng được thầy hướng dẫn giới thiệu một cơ hội mới là dự án liên kết giữa Đại học Quốc gia Singapore và tập đoàn Wilmar với chi phí tài trợ lên tới 100 triệu đô. Hiện, Trúc Giang đang là trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về enzyme và protein, trực tiếp dẫn dắt chương trình này.
Ngoài ra, anh còn sở hữu 25 công bố trên các tạp chí khoa học nổi tiếng và 7 bằng sáng chế. Mức lương của vị tiến sĩ trẻ này hiện cũng đang nằm trong top 10% của Singapore, tương đương với khoảng 2,8 tỷ/ năm.
Trúc Giang cho biết, dù phải trải qua rất nhiều khó khăn trên hành trình đi tới ngày hôm nay, nhưng lúc nào, động lực lớn nhất trong anh vẫn là mẹ.
“Hồi nhỏ, mẹ đã phải rất vất vả để nuôi hai chị em, do đó tôi mới biết trân quý giá trị của đồng tiền và thành quả của sức lao động. Một mình mẹ phải lo cho hai chị em, trong khi tài chính có hạn nên bản thân tôi cũng phải biết nỗ lực tự lập vươn lên.
Tôi luôn tự nhủ không được vấp ngã, vì nếu ngã thì sẽ không có ai đỡ mình dậy. Nhưng, có một chân lý tôi tin sẽ không bao giờ thay đổi, là hãy cứ nỗ lực, rồi mọi thứ sẽ được đền đáp”, chàng tiến sĩ trẻ nói.
Thúy Nga
Cú 'bẻ lái' của tiến sĩ Việt từng làm việc ở nhiều nước trên thế giới
Tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa TP.HCM rồi nhận được học bổng tiến sĩ tại ở Hàn Quốc, sau 12 năm làm việc ở Mỹ, Canada, Singapore… TS Trương Văn Tiến quyết định về nước.