Cách đây gần một năm,ợiíchkhôngngờtừviệctiêmđủliềuvắnữ anh vs Pfizer và BioNTech đã công bố những kết quả đầy hứa hẹn đầu tiên từ cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin Covid-19. Kể từ đó, các nghiên cứu khác từ khắp nơi trên thế giới cũng chứng minh được rằng, các mũi tiêm vắc xin Covid-19 đều an toàn và bảo vệ tốt cơ thể người trước những biến chứng nghiêm trọng do virus corona gây ra.
Gần đây, một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ còn chỉ ra một lý do mới mẻ và đáng mừng khác để tiêm phòng Covid-19. Dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy, tỷ lệ những người được tiêm đủ 2 liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có nguy cơ tử vong bởi các nguyên nhân khác chỉ là 1/3.
Ảnh minh họa: Sky News |
Theo tạp chí The Economist, đây là một kết quả gây bất ngờ, đặc biệt khi xét về quy mô của nó. Các nhà nghiên cứu của CDC Mỹ khởi đầu với hồ sơ sức khỏe của hơn 11 triệu người dân trong nước. Họ theo dõi những người này từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, và ghi chép lại bất kỳ trường hợp tử vong nào trong số họ và nguyên nhân của chúng. Trong khoảng thời gian này, khoảng 6 triệu người được theo dõi đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tách những trường hợp tình cờ tử vong sau khi tiêm vắc xin Covid-19 khỏi những trường hợp tử vong khi chưa được tiêm phòng. Kết quả cho thấy, sau khi loại bỏ bất kỳ trường hợp tử vong nào liên quan đến Covid-19 và tính thêm các yếu tố khác về nhân khẩu học, như tuổi tác và giới tính, những người được tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19 có khả năng sống sót cao hơn hẳn.
Theo đó, những người đã được tiêm 2 liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có tỷ lệ tử vong trung bình không liên quan đến Covid-19 chỉ rơi vào khoảng 0,35 trên 100 người/năm. Tỷ lệ này đồng nghĩa với việc cứ 1.000 người được theo dõi thì chỉ 3 đến 4 người có nguy cơ tử vong. Còn đối với những người không được tiêm phòng, tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 3 lần, ở mức 1,11 trên 100 người/năm.
Hình mẫu của CDC Mỹ được áp dụng trên tất cả các sắc tộc, và ở hầu hết các nhóm tuổi, ngay cả khi tỷ lệ tử vong nhìn chung đã có sự thay đổi.
Theo The Economist, đây không phải lần đầu các nhà khoa học phát hiện rằng một loại vắc xin được điều chế để ngăn ngừa dịch bệnh nào đó còn có khả năng bảo vệ con người trước các nguyên nhân tử vong khác. Trước đó, một số nghiên cứu trên diện rộng cũng phát hiện tỷ lệ tử vong bởi bất kỳ nguyên nhân nào khác ở những người đã được tiêm đủ liều vắc xin cúm mùa cũng thấp hơn tới 50% so với những người chưa đi tiêm, dù căn bệnh này chỉ gây tỷ lệ tử vong khoảng 5% vào thời điểm mùa đông.
Tỷ lệ ca tử vong bởi các nguyên nhân ngoài Covid-19 ở những người đã tiêm và chưa tiêm vắc xin của Moderna và Pfizer, tính từ 14/12/2020 đến 31/7/2021. Nguồn: CDC Mỹ, The Economist |
Một lý do khác để CDC thực hiện nghiên cứu trên nằm ở chỗ những người đã tiêm vắc xin có ý thức giữ gìn thể chất hơn những người chưa được tiêm. Tính trung bình, những người đã tiêm chủng thường đầu tư nhiều thời gian và năng lượng cho việc chăm sóc bản thân, và tham gia vào các hoạt động ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của CDC Mỹ đã cố gắng xóa mờ những khác biệt này, khi những người được theo dõi trong nhóm chưa tiêm vắc xin Covid-19 đều đã được tiêm phòng cúm mùa trong vòng 2 năm trở lại đây, và cũng là nhóm người sẵn sàng và có thể thực hiện từng bước để chăm lo sức khỏe của họ.
Dĩ nhiên, có những lý do khác để tạo nên những khác biệt có hệ thống trong tình hình sức khỏe của hai nhóm người được theo dõi. Chẳng hạn, một số đối tượng trong nhóm chưa tiêm vắc xin Covid-19 từng được khuyến cáo không nên tiêm chủng vì các vấn đề y tế đã có từ trước. Do vậy, nhóm này có khả năng chứa nhiều đối tượng có tiền sử bệnh phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ dịch bệnh, những người chưa được tiêm chủng cũng có thể có thêm lý do để trì hoãn việc tìm kiếm các hình thức chăm sóc y tế, vì nỗi lo nhiễm virus corona ngay tại phòng khám hoặc bệnh viện. Điều này có thể dẫn tới các nguy cơ tử vong khác như ung thư hoặc bệnh tim nếu chúng bị phát hiện quá muộn.
The Economist nhận định, các nghiên cứu với tầm quan sát rộng có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin trên các nhóm người khác nhau. Tuy nhiên, dữ liệu trong thế giới thực không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác. Hơn nữa, một số khác biệt vô hình giữa những người đã và chưa được tiêm chủng, chứ không phải những lợi ích chưa được biết đến từ các liều vắc xin, mới là yếu tố quyết định một loại vắc xin nào đó có tác dụng tốt hay xấu.
>>> Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất
Việt Anh
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 27/10 đã kêu gọi thành lập một cơ chế nhằm công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 giữa các quốc gia.