Thông tin từ FPT cho hay,àdoanhnghiệpMỹhợptácpháttriểnnguồnnhânlựcbándẫn du doan bong da hom nay ngay mai sự kiện ký kết biên bản hợp tác chiến lược giữa FPT Semiconductor và doanh nghiệp Mỹ Silvaco diễn ra ngày 22/9 (giờ Việt Nam), tại New York, có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo biên bản hợp tác mới ký kết, FPT Semiconductor và Silvaco cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn cho các công ty bán dẫn ở Mỹ. Cụ thể, Silvaco, FPT Semiconductor, Đại học FPT cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho các công ty bán dẫn tại Mỹ. Các bên đồng thời hợp tác thành lập Trung tâm đào tạo bán dẫn Việt Nam thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực theo chương trình của Chính phủ.
Bên cạnh đó, FPT cung cấp IP (Intellectual Property) trên nền tảng của Silvaco để doanh nghiệp này cung cấp cho khách hàng. Silvaco và FPT cũng hợp tác phát triển kinh doanh trong lĩnh vực StandardCell, IO, Memory design. Về lâu dài, Silvaco sẽ trở thành nhà đầu tư chiến lược của FPT Semiconductor.
FPT Semiconductor cũng là đại diện và nhà phân phối độc quyền phần mềm của Silvaco trong lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam. Được thành lập năm 1984, Silvaco là doanh nghiệp phần mềm công nghệ, tự động hóa và bán dẫn. Công ty có trụ sở tại Santa Clara, California và có văn phòng tại Bắc Mỹ, châu Âu và khắp châu Á.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với CEO của các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, đây là một bước tiến tiếp theo để triển khai các hoạt động hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ với các đối tác Việt Nam nhằm mang đến những cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao năng lực của Việt Nam trong ngành công nghiệp này.
Trước đó, vào ngày 11/9, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình công bố chiến lược đầu tư vào Mỹ, phát triển nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực AI và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
FPT cũng công bố hợp tác chiến lược toàn diện với LandingAI - Công ty tiên phong trong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley (Mỹ) nhằm đẩy nhanh quá trình đưa AI vào đào tạo tại hệ thống giáo dục FPT Education.
FPT là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất chip thương mại, tập trung thiết kế theo đơn đặt hàng của khách hàng về chip nguồn. Hiện FPT đang chú trọng mở rộng mảng bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết, Việt Nam có thể xây dựng vị thế vững chắc về AI. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng như FPT đều có cơ hội phát triển nhanh hơn nữa trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Cũng trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, vào ngày 18/9, Synopsys – công ty Mỹ chuyên về giải pháp phần mềm thiết kế bán dẫn, IP và bảo mật phần mềm đã ký kết với Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT&TT) biên bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam.
Cùng ngày 18/9, Synopsys còn ký ghi nhớ hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ KH&ĐT Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam, trong đó Synopsys sẽ hỗ trợ NIC thành lập một Trung tâm ươm tạo thiết kế chip tại Hòa Lạc, Hà Nội.
Tiếp đó, ngày 19/9, NIC còn công bố hợp tác với Đại học bang Arizona (ASU) để thiết lập cơ chế hợp tác nhằm xác định các cơ hội hợp tác giữa 2 đơn vị trong lĩnh vực bán dẫn, vi điện tử và các chuyên ngành liên quan khác phù hợp với chuỗi cung ứng công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Theo đại diện NIC, trong khuôn khổ hợp tác giữa NIC và ASU, ASU sẽ giới thiệu cơ hội việc làm cho các kỹ sư Việt Nam được đào tạo tại trung tâm thiết kế vi mạch NIC để ươm tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong ngành bán dẫn.
Hai đơn vị cũng dự định hợp tác với các viện nghiên cứu của Việt Nam hoặc các tổ chức giáo dục khác để phát triển các chương trình đào tạo, trao đổi nghiên cứu liên quan đến chất bán dẫn và các lĩnh vực liên quan.
Việt Nam sẽ ưu tiên nguồn lực cho công nghiệp bán dẫnThủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Mỹ tích cực phối hợp, tập trung nguồn lực, trí tuệ, ưu tiên cho một số lĩnh vực là trọng tâm của Việt Nam, trong đó có công nghiệp bán dẫn.