当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

Từ đất nước tiền mặt cho tới xu thế thanh toán kỹ thuật số tại Đức_c2 cúp

Người Đức thực dụng và bảo thủ với những vấn đề liên quan tới tiền bạc. Họ muốn đặt sự tin tưởng vào những hệ thống vật lý có thể nhìn thấy được,ừđấtnướctiềnmặtchotớixuthếthanhtoánkỹthuậtsốtạiĐức2 cúp thay vì một định dạng vô hình nào đó.

Quốc gia “yêu tiền mặt”

Đức là nền kinh tế đầu tàu EU cũng như nổi tiếng với trình độ kỹ thuật công nghệ. Thế nhưng, đây lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao nhất châu Âu. Trong khi các nước láng giềng chạy đua thay thế sử dụng tiền mặt bằng các công nghệ thanh toán mới thì nhiều người Đức vẫn thích dùng tiền giấy hơn.

Họ cho rằng tiền mặt nhanh, dễ sử dụng và cho thấy bức tranh rõ ràng về chi tiêu cá nhân, giữ các giao dịch riêng tư và được chấp nhận rộng rãi trên toàn quốc. Ở Berlin, các cửa tiệm và nhà hàng phần lớn treo biển “Cash only” (chỉ tiền mặt).

“Tôi thường trả bằng tiền mặt. Việc này giúp tôi có cảm giác bám sát được chi tiêu của mình”, Madeleine Petry, một người dân mua sắm tại Berlin cho hay. “Đôi lúc khi không thể rút tiền từ ATM, tôi sử dụng thẻ ghi nợ trong cửa hàng, nhưng không bao giờ sử dụng thẻ tín dụng cho việc mua sắm ngoài đời thực mà chỉ để mua hàng trực tuyến”.

Một nghiên cứu năm 2017 của Ngân hàng Trung ương nước này cho thấy người dân Đức mang trung bình 107 Euro tiền mặt trong ví, gấp 3 lần so với người Pháp (32 Euro). Trong khi đó, 3/4 số người được hỏi tại Mỹ cho biết họ mang ít hơn 50 USD, 1/4 nói rằng họ còn mang ít hơn 10 USD.

“Lý do người Đức yêu thích tiền mặt là do họ muốn bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo các khoản thanh toán bảo mật, riêng tư và đơn giản là đa dụng trong nhiều trường hợp”, Doris Neuberger, Trưởng khoa tiền và tín dụng tại Đại học Rostock của Đức cho hay.

Tuy nhiên, kinh tế số bùng nổ cùng với sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình thay đổi hành vi thanh toán của người dân Đức theo cách chưa từng được dự đoán.

Thanh toán không tiếp xúc trở thành bắt buộc 

Tới đầu năm 2020, khoảng 40% giao dịch tại Đức là không tiếp xúc. Nhưng tới cuối năm, con số này đã vượt hơn 60% với doanh thu gấp đôi, đạt 97 tỷ Euro so với 41 tỷ năm 2019. Các hãng bán lẻ lớn tại đây như Rewe, Edeka, Aldi, Lidl, Metro Group đã nhanh chóng chớp lấy cơ hội, khuyến khích khách hàng thực hiện giao dịch không tiền mặt và không tiếp xúc.

Thanh toán kỹ thuật số ngày càng được người Đức ưa chuộng.

Sự thay đổi này kéo theo cả những doanh nghiệp nhỏ. Giờ đây họ cũng nhanh chóng cài đặt một số cổng thanh toán mới. Dẫn đầu xu hướng là các tiệm bánh, nơi trước đây việc thanh toán bằng thẻ không hề tồn tại.

Một trong những yếu tố thúc đẩy và hưởng lợi nhiều nhất từ sự thay đổi hành vi khách hàng tại đây là Girocard, dịch vụ thẻ ghi nợ được kết nối với hầu hết các máy ATM và mạng lưới thanh toán liên ngân hàng ở Đức. Với mức tăng thị phần doanh thu lên 6,5%, tương đương 24,8 tỷ Euro, Girocard thống trị cơ cấu thanh toán mảng bán lẻ văn phòng phẩm, vượt qua cả thẻ tín dụng.

Theo số liệu của Ủy ban công nghiệp ngân hàng Đức (DK), việc sử dụng giao dịch không tiếp xúc tại quốc gia này vẫn tiếp tục tăng lên. Trong nửa đầu năm 2021, khi trải qua thêm một đợt lockdown, các giao dịch Girocard đã tăng 4,7%, tương ứng 2,71 tỷ Euro so với cùng kỳ năm trước, đạt mức doanh thu 114 tỷ.

Thanh toán di động là xu hướng chủ đạo

Dịch vụ thẻ Girocard cũng được phát hành phiên bản kỹ thuật số. Đây là một động lực chính thúc đẩy thanh toán di động tăng lên 10% trong tổng số giao dịch không tiếp xúc. Việc sử dụng smartphone cùng sự bổ sung về bảo mật, ngày càng được dùng rộng rãi để thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ. Ngân hàng tiết kiệm (Sparkassen), ngân hàng hợp tác (Volksbanken Raiffeisenbanken) cùng một số ngân hàng tư nhân khác đều đang cung cấp dịch vụ thanh toán di động với tài khoản số Girocard hoạt động trên Android và iOS.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người thanh toán bằng smartphone tại Đức chủ yếu là nam giới, có độ tuổi từ 16-29 và thường giao dịch dưới 25 Euro. 93% người thanh toán qua điện thoại cho rằng đây là phương tiện dễ dùng và 71% nói không có vấn đề gì nếu bỏ qua tiền mặt. 44% người dân xác nhận rằng sẽ tiếp tục sử dụng thanh toán kỹ thuật số, kể cả sau khi đại dịch đi qua.

“Để đối phó với đại dịch Covid-19, người tiêu dùng Đức đã có sự thay đổi đột ngột về hành vi thanh toán, khi ngày càng dùng thẻ nhiều hơn tiền mặt. Số lượng người lần đầu tiên sử dụng chức năng thanh toán không tiếp xúc trên smartphone cho các thanh toán di động cũng ngày càng tăng”, Ratna Sita, Trưởng nhóm nghiên cứu khu vực DACH tại Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International cho biết.

Theo nghiên cứu của viện EHI trụ sở tại Cologne, đến hết năm 2021, chỉ khoảng 38,5% doanh số bán lẻ tại các cửa hàng được thanh toán bằng tiền mặt. Trong khi đó, vào năm 2019, thời điểm trước đại dịch, con số này chiếm gần một nửa toàn bộ giao dịch, khoảng 46,5%. 

Không gì là mãi mãi, tình yêu của người Đức với tiền mặt cũng vậy.

Vinh Ngô

分享到: