Nguồn tin của TheịtốtrảphầndoanhthutìmkiếmtừChrometrêbóng đá cá cược Register cho biết, Google đã trả cho Apple một phần doanh thu tìm kiếm từ Chrome trên iOS để trở thành nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm mặc định trong Safari cùng các lợi ích khác. Quan hệ giữa Apple và Google đang bị Bộ Tư pháp Mỹ và Cơ quan Thị trường và Cạnh tranh Anh (CMA) theo dõi kỹ lưỡng. Google trả cho Apple khoảng 15 tỷ USD mỗi năm để bảo đảm công cụ tìm kiếm của họ là tùy chọn mặc định trên thiết bị Apple. Tuy nhiên, giao dịch liên quan đến Chrome trong thỏa thuận chia sẻ doanh thu giữa hai bên lại là thông tin hoàn toàn mới. Chỉ một số ít người biết đến thỏa thuận này. CMA lo ngại các khoản thanh toán nói trên nhằm để Apple không cạnh tranh với Google bằng công cụ tìm kiếm riêng. Nó sẽ có tác động lớn đến mô hình kinh doanh của Google. Thỏa thuận lần đầu được biết đến trong vụ kiện chống độc quyền cuối năm 2021 tại San Francisco (Mỹ). Trong tài liệu sửa đổi tháng 3/2022, đơn kiện cáo buộc Apple được trả cho phần lợi nhuận đáng ra sẽ có nếu cạnh tranh với Google. Theo đơn kiện, do hơn một nửa hoạt động tìm kiếm Google được tiến hành thông qua các thiết bị Apple, Apple là nguy cơ tiềm tàng lớn và là “báo động đỏ” với Google. Do đó, Google trả hàng tỷ USD cho Apple và đồng ý chia sẻ lợi nhuận để loại bỏ nguy cơ cũng như mối lo của mình. Nếu Apple trở thành đối thủ của Google trong mảng tìm kiếm, Google có thể sẽ mất một nửa việc kinh doanh. Apple và Google đang tìm cách bác bỏ vụ kiện với lý do thiếu bằng chứng, song cuộc điều tra của CMA gợi ý thỏa thuận như vậy thực sự tồn tại. Điều này có thể giải thích vì sao Apple lại chần chừ ra mắt công cụ tìm kiếm hay phát triển Safari thành kẻ thách thức Chrome trên macOS, theo suy đoán của The Register. Kết quả của thỏa thuận là cả hai đều được hưởng lợi ích lớn trong việc duy trì sự thống trị của nhau. Nó được xem là hành vi phạm pháp theo luật chống độc quyền của Mỹ và có thể bị chỉ trích nặng nề khi có thêm thông tin xuất hiện. (Theo Macrumors)Đổi nhầm tên đường Điện Biên Phủ, Google chính thức nói gì?
Việc đổi nhầm tên đường Điện Biên Phủ trên ứng dụng bản đồ Google Maps là sự cố thứ 2 của Google tại Việt Nam chỉ trong tháng này.