Báo cáo Phát triển bền vững thể hiện sự minh bạch của tổ chức
Tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp cùng Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức mới đây,áocáopháttriểnbềnvữnggópphầnhiệuquảvàomụctiêupháttriểnbềnvữtì so bong da Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, để góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp và tối ưu hóa lợi ích hoạt động kinh doanh bền vững, các doanh nghiệp cần công bố thông tin về phát triển bền vững ra công chúng nhằm tăng cường sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp và đạt được sự thừa nhận từ bên ngoài.
Báo cáo Phát triển bền vững (PTBV) là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trước các bên liên quan về các hoạt động của mình nhằm hướng tới phát triển bền vững, góp phần hiệu quả vào việc hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030. Đây cũng là một trong những công cụ giúp xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, bền vững, bảo đảm trách nhiệm giải trình.
Bà Sharon Machado - Giám đốc Phát triển bền vững, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) Toàn cầu cho rằng, việc tạo lập và sử dụng các thông tin liên quan đến tính bền vững sẽ giúp các tổ chức, các nhà quản lý xác định và quản lý rủi ro liên quan đến phát triển bền vững một cách tốt hơn, qua đó mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh bền vững cho các tổ chức, đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế tài chính cho các tổ chức này.
Bà Phạm Thị Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, cho hay, thời gian qua NHNN đã chủ động lồng ghép, xây dựng các Đề án, Chương trình tín dụng góp phần tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án xanh, thân thiện với môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, từ đó góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững của quốc gia.
Ngân hàng ưu tiên cho tín dụng xanh
Tại Báo cáo PTBV năm 2023 của BIDV, Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú cho biết, BIDV theo đuổi chiến lược định vị thương hiệu Ngân hàng Xanh, trở thành ngân hàng dẫn đầu thị trường về thực hành ESG và tài chính bền vững, dần tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh và thực hiện lộ trình chuyển đổi thành Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero Bank) vào năm 2045.
Theo đó, tại ngày 31/12/2024 dư nợ tín dụng xanh của BIDV là 74.177 tỷ đồng, chiếm 4,24% tổng dư nợ tín dụng. Số dự án xanh nhận được tài trợ tăng 24,1% so với năm 2022.
Ngày 25/10/2023, BIDV là ngân hàng đầu tiên phát hành thành công trái phiếu xanh theo nguyên tắc ICMA tại thị trường trong nước với quy mô 2.500 tỷ đồng để huy động vốn tài trợ cho các dự án xanh, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
BIDV là ngân hàng TMCP đầu tiên ban hành Khung Khoản vay bền vững theo các chuẩn mực quốc tế với sự tư vấn của tổ chức Carbon Trust.
Đối với câu chuyện phát triển bền vững tại SeABank, từ nhiều năm nay ngân hàng đã hướng tới phát triển bền vững gắn với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, tối ưu hóa hoạt động quản trị doanh nghiệp, ưu tiên những sản phẩm, dịch vụ xanh, đẩy mạnh tài trợ dự án xanh, thân thiện với môi trường.
Bộ tiêu chí ESG ra đời giúp SeABank lượng hóa rõ hơn từng mục tiêu cũng như hoạch định chiến lược phát triển bền vững, từ đó nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Hiệu quả của định hướng này là việc rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế như DFC, IFC tin tưởng đầu tư rót vốn lên tới gần 600 triệu USD cho SeABank và được Moody’s đánh giá triển vọng phát triển Ổn định.
Tập trung cho chiến lược phát triển bền vững, SeABank ưu tiên nguồn lực tiếp cận hợp tác với các dự án xanh, thân thiện với môi trường, tập trung vào các lĩnh vực năng lượng hiệu quả, giảm thiểu thất thoát năng lượng.
SeABank đã ban hành danh sách các lĩnh vực loại trừ không cấp tín dụng - các lĩnh vực có tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và sàng lọc toàn bộ các giao dịch cấp tín dụng theo danh sách này. Các giao dịch không thuộc danh sách loại trừ tiếp tục được SeABank đánh giá rủi ro môi trường, xã hội và đề xuất những biện pháp giảm thiểu cụ thể nếu có tồn tại rủi ro.
Còn tại MB, Chủ tịch HĐQT Phạm Như Ánh cho biết, MB hiện dành tới 8-10% trên tổng dư nợ để cho vay đối với các lĩnh vực tín dụng xanh, năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ cũ từ ô nhiễm môi trường nhiều sang ít ô nhiễm hơn. Ngân hàng đồng thời đặt mục tiêu sẽ nâng tỷ trọng tín dụng xanh, tín dụng phục vụ chuyển đổi công nghệ lên 15% vào năm 2026.