Đó là ý kiến của hầu hết doanh nghiệp tại các phiên chuyên đề của Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ 2 với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành,ểnđổisốlàvấnđềsốngcòncủadoanhnghiệkq bong da ha lan lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động", được tổ chức tại tỉnh Bình Dương vào chiều 14/11.
Tại 3 phiên chuyên đề diễn ra vào chiều 14/11, các doanh nghiệp đã trình bày nhiều tham luận về câu chuyện chuyển đổi số của mình trong thời gian qua. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng chuyển đổi số là vấn đề quyết định sự tồn tại trong giai đoạn hiện nay.
Đại diện Công ty cổ phần đầu tư Thái Bình (TBS Group) – doanh nghiệp được xem là ‘ông lớn’ trong ngành giày da tại Việt Nam, cho biết cách đây khoảng 14 năm, các số liệu trong hoạt động sản xuất công ty đều thực hiện trên giấy một cách thủ công, mất nhiều thời gian và cần nhiều nhân lực, trong khi lại dễ xảy ra sai sót do vấn đề con người.
Sau đó, công ty quyết định bỏ ra hàng triệu USD để thực hiện một cuộc ‘cách mạng’ chuyển đổi số. Từ một ngành nghề với đặc thù thâm dụng lao động, sản xuất thủ công thì nay việc sản xuất đã được tự động hóa, số liệu cũng được số hóa để ban lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của chuỗi doanh nghiệp.
Đáng chú ý, công ty cũng áp dụng công nghệ thực tế ảo để làm việc với các đối tác nước ngoài, rút ngắn thời gian và mang đến hiệu quả trông thấy.
Theo doanh nghiệp này, mấu chốt của chuyển đổi số là tư duy số, con người số và hạ tầng số, cả 3 nội dung này đã được công ty thực hiện đồng thời đến nay.
Cũng là đơn vị áp dụng công nghệ số, YooLife - Mạng xã hội thực tế ảo ‘Make in Việt Nam’ đã mang tới diễn đàn nền tảng số mở YooLife IoT Platform, được thiết kế để tích hợp hầu hết các thiết bị IoT trong một ngôi nhà như nhóm thiết bị điện, điện thông minh, thiết bị an ninh, an toàn, gia dụng, thiết bị điện lạnh,… của nhiều hãng sản xuất khác nhau lên chung nền tảng.
Từ đó xây dựng các kịch bản và chức năng giám sát, điều khiển, vận hành ngôi nhà một cách thông minh, hợp nhất và có ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, nhà sáng lập và điều hành YooLife, cho hay đơn vị mang đến công nghệ ảo hóa thông minh, phục vụ cho nhu cầu của mọi người, mọi nhà.
Theo đó, người dùng có thể kiểm soát mọi thiết bị điện thông minh trong ngôi nhà thông qua ứng dụng YooLife, từ đèn, điều hòa, cửa ra vào cho đến hệ thống an ninh, tất cả đều được kết nối và điều khiển từ xa với vài thao tác trên smartphone.
Bên cạnh đó, YooLife triển khai các giải pháp IoT và có sẵn công cụ ảo hóa bằng hình ảnh 360 độ, đẩy mạnh các dự án cộng đồng như ảo hóa không gian và hiện vật các công trình nổi bật lên Internet để những người chưa có cơ hội đến trực tiếp, đặc biệt các bạn vùng sâu, vùng xa, sinh sống nước ngoài cũng có thể trải nghiệm.
Điển hình là vào đầu tháng 11 vừa qua, YooLife ra mắt không gian "ảo hóa" tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên không gian số và đã thu hút hàng triệu lượt truy cập trực tuyến, cùng nhiều phản hồi tích cực ngay sau khi ra mắt.
Chính thành công này đã giúp ứng dụng thuần Việt vươn lên vị trí top 9 trên bảng xếp hạng mạng xã hội của App Store, top 4 phổ biến trên Google Play, vượt qua những ứng dụng như Google Meet, Skype,..
Các phiên chuyên đề của diễn đàn cũng đã thảo luận các nội dung liên quan đến kích cung cho kinh tế số thông qua chuyển đổi số các doanh nghiệp; kích cầu cho kinh tế số thông qua kích cầu tiêu dùng số; đo lường kinh tế số các ngành, các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế số; mở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số; thúc đẩy sản xuất thông minh; phát huy vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ số lớn trong chuyển đổi số; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số; phát triển kinh tế số xanh và bền vững.