Tuy nhiên dù bạn giỏi thế nào thì có vẻ chúng là đồ bỏ đi khi áp dụng trong cuộc sống hoặc đơn giản chẳng ai sẵn sàng tuyển một nhân viên vào công ty chỉ bằng bản sơ yếu lý lịch am tường về game. Vậy làm thế nào và đến bao giờ chơi game mới trở thành kĩ năng sống giúp ích cho cộng đồng mạng. Sự thật thì xã hội vốn đã khắt khe với ngành game online cho dù nó có phát triển và đem lại nguồn lợi lớn đến mức nào. Tương tự như thuốc lá,ỹnăngchơigamecóápdụngngoàiđờiđượket qua ti so bong da hom nay nhà nước luôn kiểm soát chặt chẽ tìm mọi cách để giới hạn trong khuôn khổ bởi nó có chất gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của con người. Mặc dù game không ảnh hưởng một cách trực tiếp nhưng mức độ nghiện và tác động tới suy nghĩ hành vi của giới trẻ là khó có thể phủ nhận. Chính vì thế hiện nay bạn chỉ có thể thấy các đơn vị kinh doanh game nằm ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ngành nghề liên quan tới nó cũng đặc biệt nhạy cảm và hạn chế. Thông thường công ty game chỉ tuyển nhân viên thông qua giới thiệu quen biết và đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên kĩ năng đúc kết từ game chưa hẳn chỉ tìm việc trong giới hạn ngành này mà chúng ta còn có thể mở rộng xa hơn như liên quan tới kĩ thuật, tin học, design… Nói chơi game trở thành kĩ năng sống không dừng lại ở hi vọng về cơ hội việc làm mà còn áp dụng vào đời thực. Qua việc trải nghiệm, cày kéo thì game thủ có thể phát huy rất nhiều khả năng cả về trí óc lẫn cảm quan. Nhanh tay, lẹ mắt, phán đoán sâu sắc, phân tích trước sau mọi tình huống…tất cả gộp lại vô tình hoàn thiện con người theo nhiều mặt mà bình thường dù cho có học tập hay huấn luyện cũng không thể theo như ý muốn. Có rất nhiều phân tích việc chơi game có lợi với con người nếu ở mức điều độ. Chắc chắn không thể 100% game thủ đều đầu quân đi làm việc trong ngành game. Họ phân tán đồng đều hòa nhập vào xã hội và thích ứng rất nhạnh, thậm chí là thành công. Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng ở việc game online bị quản chế và ngành game chưa phát triển rộng khắp mà do chính game thủ chưa tự nhận thức được khả năng của bản thân và sử dụng chúng. Những kĩ năng mà họ thu được lúc hoạt động trong game thì thoải mái thể hiện. Thế nhưng khi thoát khỏi giao diện người chơi lại trở về với bản chất thực của mình – nhút nhát, sợ sệt, trầm lắng. Thái độ không quan tâm đến sự đời, để mặc mọi thứ tới đâu thì tới là vách chắn đầu tiên khiến game thủ không đánh đã bại. Họ chỉ suy nghĩ quá đơn giản là có tiền, có quyền mới làm chủ tất cả trong khi thực chất những thứ hư vinh đó đều do con người tạo ra. Nếu không dám bắt đầu từ con số 0 thì thành công chỉ là mơ mộng. Ngoài ra chính game thủ cũng phủ nhận kĩ năng của game trong thực tế. Những khó khăn trước mắt đè bẹp ý chí người chơi khiến họ nghi ngờ mọi cơ hội vực dậy huống chi là những trò “mèo” học được từ game. Như vậy ngay cả chính bản thân còn không tin tưởng thì sẽ chẳng thể thuyết phục ai cả. Thời gian đầu tư quá nhiều, tiền bạc đổ vào quá lớn. Nếu game thủ nghỉ chơi, từ bỏ game thì họ sẽ trắng tay và phải quay trở lại xã hội với mớ kiến thức lộn xộn hoặc bắt buộc học lại từ đầu. Cách lựa chọn này thường không đem lại kết quả lớn và khiến người chơi mãi không thể tiến xa. Hãy vận dụng những gì bạn đã học được từ game để ít nhất nó còn có chút tác dụng khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn cho dù chỉ trong suy nghĩ.
Theo PlayPark |