Có thể bạn đã từng làm việc đa nhiệm như nhắn tin trong khi đi bộ,ídonêndừnglàmviệcđanhiệkèo tay ban nha vs duc gửi email khi tham gia các cuộc họp, gọi điện thoại cho khách hàng trong khi trả lời đồng nghiệp...Nhưng làm việc đa nhiệm sẽ không mang lại nhiều lợi ích như bạn tưởng, thậm chí gây hại sức khỏe.
Cập nhật thông tin tuyển dụng nhanh nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh |
Dưới đây là 5 lí do tại sao bạn nên dừng lại và cân nhắc kỹ hơn về làm việc đa nhiệm được chia sẻ từ Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink, một trong những đơn vị uy tín về lĩnh vực nhân sự và tìm kiếm việc làm tại Việt Nam.
Đa nhiệm khiến bạn chậm lại
Trái ngược với niềm tin phổ biến, đa nhiệm không giúp bạn tiết kiệm được thời gian. Thực tế, có thể bạn sẽ mất nhiều hơn để hoàn thành hai công việc cùng lúc khi phải “nhảy qua lại” so với việc hoàn thành từng nhiệm vụ riêng lẻ. Điều giúp bạn tiết kiệm nhất là xử lý công việc hàng loạt, chẳng hạn gửi trả lời tất cả các email cùng lúc hoặc thanh toán các hóa đơn cùng lúc. Mỗi nhiệm vụ đòi hỏi một tư duy cụ thể và mức độ tập trung nhất định, vì vậy một khi đã bắt tay vào công việc thì bạn nên lưu lại và kết thúc trước khi bắt đầu một nhiệm vụ khác.
Có thể bạn sẽ mắc sai lầm
Các chuyên gia ước tính rằng việc chuyển đổi giữa các công việc có thể làm giảm 40% năng suất. Điều này cũng có thể khiến bạn mắc nhiều lỗi lầm, đặc biệt nếu các nhiệm vụ mà bạn cần khả năng tư duy cao.
Một nghiên cứu của Pháp năm 2010 phát hiện ra rằng bộ não con người có thể xử lý hai công việc phức tạp mà không gặp quá nhiều khó khăn bởi vì nó có hai thùy có thể phân chia trách nhiệm như hai người khác nhau. Tuy nhiên, nếu thêm một nhiệm vụ thứ ba thì nó có thể gây rối loạn phần vỏ não trước - khu vực chịu trách nhiệm về kiểm soát cảm xúc, đồng cảm và kiểm soát nhận thức - khiến bạn tăng khả năng mắc phải sai lầm.
Đa nhiệm khiến bạn căng thẳng
Lí do chính tại sao hầu hết mọi người làm việc đa nhiệm vì nó mang lại cảm giác rằng họ làm việc hiệu quả, giúp giảm bớt căng thẳng liên quan đến hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, vấn đề là đa nhiệm thực sự làm tăng sản xuất cortisol - một loại hooc môn tạo sự căng thẳng. Đó là bởi vì đa nhiệm có nghĩa là não bộ của bạn phải liên tục chuyển sự chú ý của nó, gây ra căng thẳng và khiến bạn cảm thấy kiệt sức tinh thần.
Trí nhớ có thể bị ảnh hưởng
Khi cố gắng làm hai hoặc nhiều việc cùng một lúc, bạn có thể bị cám dỗ để tin rằng điều này giúp tăng cường sự tập trung của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là ảo ảnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hành động gián đoạn đơn giản một nhiệm vụ và đột nhiên tập trung vào một nhiệm vụ khác đủ để phá vỡ bộ nhớ trong ngắn hạn. Điều này khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn khi nhớ lại các chi tiết và thông tin liên quan đến công việc trước để quay trở lại đúng hướng, ngay cả thời gian gián đoạn là rất ngắn.
Đa nhiệm làm giảm khả năng sáng tạo
Sáng tạo là một kỹ năng có giá trị, có tầm quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực làm việc. Và trong khi bạn tin rằng việc tập trung vào nhiều nhiệm vụ sẽ giúp sáng tạo hơn thì điều này quá xa vời. Đó là vì làm việc đa nhiệm cần đến trí nhớ làm việc (trí nhớ ngắn hạn) và khi bạn sử dụng quá mức trí nhớ làm việc của mình thì điều này sẽ làm giảm đi khả năng sáng tạo.
Vậy nên, nếu tập trung quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho hiệu suất làm việc của một người, đặc biệt là đối với người làm việc đòi hỏi giải quyết vấn đề sáng tạo. Bởi người làm việc đa nhiệm có rất nhiều thứ đang diễn ra trong đầu họ nên sẽ rất khó khăn để nghĩ ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề.
Tóm lại, làm việc đa nhiệm sẽ không tối đa hóa năng suất và hiệu quả khi giải quyết công việc. Nó sẽ làm bạn kém hiệu quả hơn, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự tập trung khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn. Tuy nhiên, bằng cách cam kết với từng nhiệm vụ riêng lẻ và dành sự tập trung hoàn toàn để giải quyết, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Tâm trí của bạn là một nguồn lực mạnh mẽ - miễn là bạn sử dụng nó một cách đúng đắn.
Hoàng Oanh