游客发表
Bà Duckworth là nữ anh hùng chiến tranh rất nổi tiếng và là chính trị gia khuyết tật truyền cảm hứng cho phụ nữ Mỹ.
Tham gia lực lượng vệ binh Quốc gia ở bang Illinois ănlênthềkqbd c2 hôm nayrồi trở thành sĩ quan phi công lái trực thăng, tham chiến tại chiến trường ở Iraq. Năm 2004, chiếc trực thăng Black Hawk do bà cầm lái trúng đạn vì hỏa lực, bà bị thương khá nặng, bao gồm tay và chân. Trải qua hơn 20 lần phẫu thuật, dù cố gắng các bác sĩ vẫn không thể nào giữ lại được đôi chân cho bà.
Không chấp nhận đầu hàng số phận, Duckworth kiên nhẫn tập đi với đôi chân giả và sử dụng xe lăn để di chuyển. Vượt qua mọi thách thức, bà tích cực tham gia và có những đóng góp quan trọng vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho những lính Mỹ từng tham gia chiến tranh, giúp họ vượt qua những căng thẳng có thể dẫn đến việc lựa chọn con đường tự tử. Gắn bó nhiều với hoạt động đầy ý nghĩa này, sau đó bà trở thành Giám đốc trung tâm Cựu chiến binh bang Illinoise.
Tammy Duckworth bắt đầu con đường trở thành chính trị gia từ năm 2009 khi được tổng thống Obama chọn vào vị trí trợ lý Bộ trưởng Bộ cựu chiến binh. Ba năm sau đó, bà tham gia ứng cử vào quốc hội, đánh bại một ứng cử viên của đảng Cộng hòa để giành một ghế tại Hạ viện. Với chiến thắng này, bà đã trở thành người khuyết tật đầu tiên và cũng là người Mỹ gốc Thái Lan đầu tiên đắc cử vào Quốc hội Mỹ. Năm 2016, bà được cử tri Illinoise bầu vào Thượng viện Mỹ.
Lần đầu tiên Tammy Duckworth đến thăm Việt Nam với tư cách là thành viên Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Quốc phòng, Ủy ban Thượng viện về Doanh nghiệp nhỏ và Doanh nhân, Ủy ban Thương mại, Khoa học và Giao thông vận tải của Thượng viện Mỹ. Trong chuyến thăm ngắn ngày, bà dành ra một khoảng thời gian để gặp gỡ một số cựu chiến binh và người khuyết tật ở TP HCM.
Là một người đang sử dụng xe lăn, nên trong nội dung trao đổi và chia sẻ về lĩnh vực khuyết tật (disability), bà rất quan tâm đến vấn đề tiếp cận cho những người khuyết tật đang sử dụng phương tiện này. Bà tỏ ra rất thông cảm với những khó khăn hiện tại của người khuyết tật Việt Nam khi những rào cản về tiếp cận vẫn còn và tin tưởng rằng chúng sẽ bị xóa bỏ dần trong tương lai.
Chúng tôi chia sẻ với bà những gì mà Việt Nam đã và đang làm cho người khuyết tật. Việt Nam đã ký tham gia Công ước của Liên hiệp quốc (LHQ) về quyền của người khuyết tật năm 2007 và phê chuẩn năm 2014. Hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam cũng đang ngày càng được hoàn thiện theo hướng bảo đảm quyền bình đẳng và hòa nhập của nhóm này trong xã hội như tinh thần của các Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật.
Năm 2014, Bộ Xây dựng ban hành Bộ quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Bộ Quy chuẩn nêu rõ các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo lại các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng. Các công trình cụ thể bao gồm: nhà chung cư, công trình công cộng, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục, thể thao; công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ; nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Nhưng như nhiều vấn đề khác, Việt Nam thường gặp "trục trặc" trong khâu triển khai, hiện thực hóa các văn bản pháp luật, khiến những mong ước tốt đẹp và ưu việt trên giấy tờ bị trì hoãn.
Tòa nhà cao tầng ở quận 1, nơi công ty tôi thuê văn phòng cho nhân viên làm việc được xây dựng trước khi có bộ quy chuẩn QCVN 2014 ra đời, do vậy không có lối đi riêng dành cho xe lăn. 19 năm qua, để vào được văn phòng tôi luôn cần tới sự trợ giúp mỗi ngày từ đội bảo vệ để nâng cả người và xe lăn lên các bậc thềm của tòa nhà. Tôi và Giám đốc nhân sự của công ty từng đến gặp đại diện của Ban quản lý tòa nhà, đề nghị họ lắp đặt một tấm ván tạo ra con đường dốc nhỏ ở một góc khuất của tòa nhà để tôi (và có thể không chỉ mình tôi) có thể tự đẩy xe lăn lên. Nhưng đại diện của Ban quản lý từ chối đề nghị đó với lý do không thể làm thay đổi cấu trúc xây dựng của tòa nhà, sợ bị cơ quan quản lý đô thị của địa phương phạt...
Tôi hiểu đó chỉ là một lý do đưa ra để thoái thác. Họ hoàn toàn làm được nhưng họ không muốn. Nói một cách sâu xa hơn, họ coi nhẹ, hoặc chưa nhận thức một cách đầy đủ về quyền lợi của người khuyết tật - nhóm thiểu số mà họ có thể bỏ qua.
Kết quả Điều tra Quốc gia về Người Khuyết tật tại Việt Nam, do Tổng cục Thống kê và UNICEF công bố năm 2019, cho thấy: hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống chung trong gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số.
Như ở mọi quốc gia khác, tiếp cận là vấn đề rất quan trọng với đời sống của người khuyết tật. Tiếp cận bao gồm nhiều phương diện: Cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng, tiếp cận giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế, tiếp cận việc làm.
Các báo cáo về thực trạng hạ tầng cho người khuyết tật ở Việt Nam cho thấy: Hầu hết phương tiện giao thông công cộng và các cơ sở hạ tầng nhất là đường bộ, đường sắt và đường thủy chưa đáp ứng được hết yêu cầu cũng như cung cấp tiện ích phù hợp cho người khuyết tật. Việc thiếu các thiết bị hỗ trợ như thang máy, cầu thang dành riêng cho người khuyết tật, dấu chỉ đường, dải phân cách an toàn và vỉa hè đủ rộng để di chuyển... gây khó khăn và hạn chế đối với người khuyết tật.
Và hạ tầng chỉ mới là nhu cầu tiếp cận cơ bản đầu tiên, chưa có, chưa đầy đủ, sẽ rất khó khăn để nói đến các quyền tiếp cận nâng cao khác trong lĩnh vực giáo dục, việc làm, y tế, phục hồi chức năng...
Đảm bảo quyền tiếp cận cho người khuyết tật cũng là cung cấp cơ hội và tạo ra môi trường sống thân thiện cho cộng đồng này dễ dàng tự thân vận động và hòa nhập vào xã hội
Hà Đức Trí
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接