- Đó là khẳng định của ông Phạm Hùng Anh,ơsởvậtchấtsẵnsàngđểtriểnkhaiđạitràchươngtrìnhmớitừkq bundesliga duc Phó Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo ông Phạm Hùng Anh, báo cáo của các địa phương cho hay, tỷ lệ học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày hiện nay tương đối cao.
Hiện nay, các địa phương đang vào cuộc tích cực để chuẩn bị cho lộ trình triển khai chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018-2019.
“Vì vậy, năm học 2018 - 2019, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu học 2 buổi/ngày đối với lớp 1 và từng bước tiến tới áp dụng đại trà với từ lớp 2 đến lớp 5 trong những năm tiếp theo” – ông Hùng Anh khẳng định.
Ông Hùng Anh cũng cho biết, không phải tới thời điểm này, thiết bị dạy học phục vụ cho đổi mới giáo dục mới được đặt ra mà đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước.
Ông Phạm Hùng Anh, Phó Cục trưởng Cục cơ sở vật chất và thiết bị trường học. Ảnh: GD&TĐ. |
Ngay từ đầu năm 2016 bộ đã phối hợp với 63 tỉnh/thành phố trong cả nước tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng của tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, từ đso xác định các mục tiêu ưu tiên trong việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các nhà trường để đảm bảo điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình.
Bộ GD-ĐT cũng đã xây dựng đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Theo đề án này, những trọng tâm ưu tiên đầu tư bao gồm: Xây dựng thay thế các phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp nặng cho cấp học mầm non và tiểu học, trong đó ưu tiên các lớp đầu cấp của tiểu học, bổ sung các phòng học còn thiếu trong đó ưu tiên cho cấp tiểu học, xây dựng bổ sung các phòng học bộ môn, phòng chức năng phục vụ học tập.
Bên cạnh đó, đề án còn ưu tiên đầu tư mua sắm thiết bị dạy học các cấp theo lộ trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Việc đầu tư mua sắm thiết bị sẽ do địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ.
Không mua sắm mới toàn bộ
Ông Phạm Hùng Anh cũng cho biết, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tới đây tập trung chủ yếu là đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức dạy học.
Do đó, xét về mặt khoa học thì các thiết bị dạy học cơ bản không thay đổi mà chỉ cần sắp xếp và tổ chức lại việc khai thác và sử dụng thiết bị cho phù hợp với các môn học.
"Trước hết các nhà trường cần rà soát lại thiết bị hiện có, chỉ mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các môn học chứ không phải mua sắm lại toàn bộ” – ông Hùng Anh cho hay.
Một phòng học của các em Trường Tiểu học Nậm He, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Lê Văn. |
Đối với những trường trang thiết bị còn thiếu, hỏng nhiều, phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn đã được Bộ đưa vào nội dung của đề án, các tỉnh/thành phố sẽ đầu tư bổ sung.
Tuy nhiên, ông Hùng Anh cũng khuyến cáo rằng, để các trang thiết bị được sử dụng lâu bền thì việc bảo quản và sử dụng của các nhà trường cũng hết sức quan trọng.
Ngoài ra, để tránh trường hợp có quá nhiều hoạt động diễn ra cùng một lúc, cùng một thời điểm thì việc lập kế hoạch giáo dục của nhà trường là hết sức quan trọng. Với một kế hoạch giáo dục khoa học, hợp lý và phù hợp thì việc sử dụng cơ sở vật chất hiện có sẽ hiệu quả.
Cần địa phương tích cực vào cuộc
Theo ông Phạm Hùng Anh, địa phương cần phải tích cực vào cuộc trong việc cải thiện các điều kiện học tập, điều kiện cơ sở vật chất của trường học.
Theo đó, các địa phương cần phải hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô phát triển giáo dục của địa phương để làm cơ sở cho việc đầu tư.
Bên cạnh đó, các địa phương phải quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có của các cơ sở giáo dục.
Cuối cùng, các địa phương cần phải ưu tiên ngân sách địa phương đồng thời tăng cường huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông bám sát lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
评论专区