Dầu gió khuynh diệp bác sĩ Tín: Hương dầu đặc biệt trong ký ức người Sài Gòn_kết quả trận đấu giải ngoại hạng anh
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-26 02:17:53 评论数:
- Bà mẹ trẻ vừa tắm xong đứa bé sơ sinh. Trên tấm khăn rộng,ầugiókhuynhdiệpbácsĩTínHươngdầuđặcbiệttrongkýứcngườiSàiGòkết quả trận đấu giải ngoại hạng anh đứa bé được mẹ lau khô và gói lại. Trước khi được cho vào nôi, đứa bé được mẹ xức dầu trên trán, 2 bên thái dương và dưới lòng bàn chân. Mùi dầu thoang thoảng. Bà nội bé thốt lên, giá như còn dầu khuynh diệp thì tốt biết mấy...
Dầu gió khuynh diệp bác sĩ Tín
Chai dầu khuynh diệp mà bà Tư Sương - bà nội đứa bé - vừa nói chính là dầu khuynh diệp bác sĩ Tín, một sản phẩm đã đồng hành cùng người tiêu dùng từ những năm 1950 của thế kỷ trước trên toàn miền Nam. Đây là một loại dầu gió được điều chế từ tinh dầu cây khuynh diệp.
Vào những năm ấy, trong túi các bà nội trợ, nhưng người buôn bán và các học sinh lúc nào cũng có chai dầu gió khuynh diệp bác sĩ Tín. Nói như vậy để chúng ta có thể hình dung được đây là một sản phẩm đi sâu vào sinh hoạt của người dân.
Chai dầu khuynh diệp bác sĩ Tín. Ảnh: Tư liệu |
Ngoài công dụng trị tứ thời cảm mạo, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín luôn đồng hành cùng các sản phụ và trẻ sơ sinh. Trong một gia đình có người ở cữ, mùi dầu khuynh diệp luôn thoang thoảng quanh nhà. Một nồi nước xông cũng cho vô vài giọt. Sản phụ sau khi xông xong, mùi khuynh diệp bao trùm cả người.
Đứa bé cũng thế, tắm rửa xong được xoa dầu ở lòng bàn tay, chân, ở thái dương. Người lớn, đau bụng cũng xoa. Đau răng, có người dùng cây tăm quấn bông gòn nhúng dầu chấm vào lỗ răng sâu. Người già nhức lưng đau tay chân cũng được xoa bóp bằng dầu khuynh diệp. Nói chung, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín luôn theo sát người dân trong những lúc trái gió trở trời.
Dầu khuynh diệp bác sĩ Tín có công thức đặc biệt riêng của nó. Đây là một loại dầu gồm hỗn hợp các loại tinh dầu như dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu. Nhưng chủ yếu vẫn là tinh dầu khuynh diệp. Tràm, bạc hà, hay hương nhu… thì nước ta có thể trồng và chưng cất được, nhưng tinh dầu khuynh diệp thì tới nay vẫn chưa.
Vì chưa thể tự chủ về nguyên liệu nên người điều chế ra chai dầu khuynh diệp là bác sĩ Tín luôn trăn trở. Ông muốn sản phẩm của mình phải được hình thành bằng 100% nguyên liệu trong nước.
Bác sĩ Bùi Kiến Tín. Ảnh: Tư liệu |
Bác sĩ Tín tên đầy đủ là Bùi Kiến Tín. Ông sinh năm 1912 tại Quảng Nam. Thuở nhỏ học ở quê nhà. Lớn lên ông ra Huế tiếp tục học và đậu Tú Tài. Ông qua Pháp nhiều năm để rồi sau đó trở thành bác sĩ y khoa. Trong thời gian du học ở Pháp, ông đã tìm hiểu các phương pháp bào chế thuốc của Tây phương. Năm 1941 ông hồi hương dồn hết tâm huyết cho ra đời sản phẩm dầu khuynh diệp bác sĩ Tín. Dầu khuynh diệp bác sĩ Tín được nhiều người tín nhiệm ngay từ lô sản phẩm đầu tiên.
Ngoài dầu khuynh diệp bác sĩ Tín còn có thuốc ho bác sĩ Tín, thuốc bổ bác sĩ Tín. Các sản phẩm của bác sĩ Tín đều được người tiêu dùng hưởng ứng mạnh mẽ.
Tham vọng trồng cây khuynh diệp
Những sản phẩm của bác sĩ Tín được sản xuất ra đều phải nhập nguyên liệu là tinh dầu khuynh diệp từ nước ngoài. Điều này đã làm cho ông mất ăn mất ngủ, tìm cách làm sao trồng cho bằng được cây khuynh diệp trên đất Việt Nam để rồi từ đó tinh chế ra tinh dầu nhằm giảm bớt giá thành.
Năm 1954, ông mua một miếng đất rộng 30ha nằm doc theo quốc lộ 1A bên tay phải theo hướng Suối Tiên về Biên Hòa. Khu vực này có tên là Đồi Viễn.
Mua đất xong, bác sĩ Tín sửa sang lại cho phù hợp với điều kiện canh tác. Năm 1960, lứa khuynh diệp Eucalyptus nhập từ nước Pháp về lần đầu tiên được trồng trên đất Đồi Viễn. Cũng trong thời gian này, ông tiếp tục mua thêm 2 trang trại khác nằm tại vị trí km 181 và 183 Quốc lộ 20 Dầu Giây - Đà Lạt thuộc xã Lộc Châu, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Diện tích của cả 2 khu lên đến 40ha.
Trong dự tính của bác sĩ Tín, đất tại Đồi Viễn dùng để ươm cây. Sau khi cây lớn sẽ được bứng ra chuyển lên 2 trang trại này để trồng thử. Tuy nhiên, việc trồng thử này chỉ thành công ở trang trại Km 183 trong khi ở trang trại Km 181 lại thất bại.
Không thể kết luận đất ở trại Km 183 tốt, trại Km 181 xấu bởi cả 2 chỉ cách nhau 2 km. Vì là trồng thử nên tại trang trại Km 183, cây khuynh diệp được bón một loại phân đặc biệt có giá rất cao nhập từ Pháp về. Cây khuynh diệp hấp thu loại phân này phát triển tốt. Trong khi đó ở trang trai còn lại, do để thử nghiệm đất không phân hoặc dùng phân trong nước đã không cho cây khuynh diệp như ý muốn.
Ý tưởng trồng khuynh diệp để chủ động nguyên liệu của bác sĩ Tín bị phá sản hoàn toàn. Giá thành để cho khuynh diệp tốt thu được nhiều tinh dầu khá cao. Có thể còn cao hơn tinh dầu ngoại nhập.
Do đòi hỏi lượng phân quá nhiều nên sau khi sử dụng hết số phân còn tồn lại, cây khuynh diệp bắt đầu chết dần. Đến năm 1978, 80% khuynh diệp trồng tại 3 trang trại bị chết. Số còn lại không đủ lá để khai thác tinh dầu. Cuối cùng tham vọng của bác sĩ Tín cũng đành gác lại.
Thành công trong kinh doanh
Để có được chai dầu khuynh diệp, bác sĩ Tín đã lập ra Viện bào chế đông dược miền Nam. Qua nhiều năm mày mò, nghiên cứu cuối cùng chai dầu gió có màu xanh kèm theo hương thơm ngào ngạt đến được với mọi người.
Cái hay của bác sĩ Tín mà đến nay nhiều người còn nhắc đến là ông từng du học nhiều năm bên Pháp, khi về nước vào năm 1941 tức là lúc người Pháp còn có mặt tai Việt Nam, ông đã mạnh dạn dùng Việt ngữ trong quảng cáo trên các toa nhãn để đưa sản phẩm mình đến với quảng đại quần chúng.
Không chỉ đơn thuần là một bác sĩ, ông còn là một nhà kinh doanh có tầm nhìn khá rộng. Ông làm mọi cách để sản phẩm đến được với người dân. Hình ảnh chai dầu khuynh diệp kèm theo những lời thuyết minh có tính quảng cáo nhưng rất trung thực được xuất hiện bên hông các toa tàu điện, khu chợ và các khu dân cư đông đúc. Một chiêu thức táo bạo lúc bấy giờ đã được ông dùng đến: "Mua dầu khuynh diệp trúng xe Austin".
Sản lượng dầu khuynh diệp bác sĩ Tín tính đến 1975 đã lên đến 25 triệu chai. Đây là con số mà nhiều người làm kinh doanh thời bấy giờ có nằm mơ cũng không thấy được.
Khu Đồi Viễn nay được xây dựng Công viên lịch sử & văn hóa dân tộc. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa |
Năm 1975, Đồi Viễn trở thành trường Cán bộ y dược miền Nam, được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Viện Y dược học dân tộc.
Sau 4 khóa giảng dạy, năm 1979 trường được chuyển về sát nhập với Trung học y tế TPHCM. Từ đó, Đồi Viễn chấm dứt nhiệm vụ đào tạo đông y và khu đất mênh mông đó bị bỏ hoang trong nhiều năm. Cuối cùng, chính quyền thành phố dùng nơi đây để xây dựng Công viên lịch sử và văn hóa dân tộc. Hai trang trại ở Bảo Lộc cũng không khá hơn. Dấu vết của trang trại ngày nào đã không còn...
Chiêu độc giúp tỷ phú Sài Gòn đánh bật các đối thủ
Mặt tiền dãy nhà cũ kỹ trên đường Kim Biên có nhiều biển hiệu. Nằm lu mờ trong số các biển hiệu đó là hình ảnh người phụ nữ Nam bộ. Mấy ai còn biết nơi đây chính là trụ sở của công ty dầu và xà bông Việt Nam...