Macuahuitl là một loại vũ khí có hình dáng khá kỳ lạ. Nó là một chiếc chùy gỗ dẹt với hai cạnh được gắn những mảnh dao sắc làm từ thủy tinh núi lửa,ỗikhiếpđảmchiếnbinhchâuMỹdànhchokỵbinhTâtỉ lệ kèo 88.com hay còn có tên khác là đá vỏ chai. Macuahuitl được chiến binh của nhiều nền văn hóa cổ ở châu Mỹ như Aztec, Maya, Mixtec và Toltec sử dụng để chiến đấu.
Một chiếc chùy Macuahuitl. Ảnh: Reddit |
Theo các tài liệu cổ ghi lại, Macuahuitl nặng 2-3kg, dài 90-120cm. Các lưỡi dao đá vỏ chai được gắn trên hai cạnh của Macuahuitl rất chặt, nên gần như không thể bẻ gãy hoặc tháo ra khỏi thân chùy bằng tay không.
Một mảnh dao đá vỏ chai được tìm thấy ở khu khảo cổ Chunchucmil, Mexico. Ảnh: Wikipedia |
Cuốn sách The Anonymous Conqueror (Kẻ chinh phục ẩn danh) đã ghi chi tiết về tính hiệu quả cũng như uy lực của chùy Macuahuitl khi chiến đấu.
Hình vẽ chiến binh Aztec cầm chùy Macuahuitl. Ảnh: Wikipedia |
“Những thổ dân châu Mỹ có một loại ‘kiếm’ bằng gỗ hình dáng giống với trường kiếm cầm bằng hai tay, nhưng với phần chuôi không quá dài, chỉ dài tầm 3 ngón tay. Hai cạnh của loại vũ khí này được tạo rãnh, và các rãnh này được lắp nhiều lưỡi dao đá. Một chiến binh châu Mỹ đánh nhau với kỵ binh, và chiến binh đó chỉ với một nhát chém đã khiến con ngựa của người kỵ binh gục xuống và chết”, một đoạn trong cuốn sách viết.
Có uy lực lớn và các lưỡi dao đá gắn ở hai cạnh rất sắc nhọn, nhưng bản thân chùy Macuahuitl tồn tại khá nhiều nhược điểm. Bởi chất liệu của các lưỡi dao đá giòn hơn thép, nên khi chém vào lưỡi kiếm của binh sĩ Tây Ban Nha, phần lớn chúng sẽ bị mẻ và vỡ ra. Lưỡi dao đá của Macuahuitl cũng khó có thể xuyên thủng được lớp áo giáp của lính Tây Ban Nha ở thời điểm đó.
Ảnh: Wikipedia |
Dù trọng lượng của Macuahuitl nhẹ, nhưng thời gian để nâng và vung chùy lại lâu hơn so với kiếm của binh lính châu Âu. Cũng vì lý do cần vung lên mới có thể đánh vào đối phương, nên Macuahuitl chỉ có thể phát huy hiệu quả khi được các chiến binh châu Mỹ sử dụng ở những nơi có không gian rộng rãi.
Video: Man At Arms: Art of War/ History's Deadliest Weapons
Tuấn Trần
Ngoài trinh sát và hoạt động đặc biệt trên lãnh thổ đối phương, đặc nhiệm lục quân Anh (SAS) còn có chức năng tiêu diệt khủng bố và giải cứu con tin.