Trong khi đó,ácdụngcủatràcàphêvớibệnhtiểuđườkết quả bong da net dùng nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên 25% và nguy cơ tử vong do đau tim hoặc các biến cố tim mạch khác lên 29%. Nghiên cứu đã chỉ ra bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất đối với các bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Tác giả nghiên cứu Qi Sun là Phó giáo sư Dinh dưỡng và Dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan. “Theo kết quả phân tích, chúng tôi xếp hạng cà phê đen, trà không đường và nước lọc cao hơn sữa ít béo, nước ép trái cây hoặc đồ uống có đường nhân tạo. Đồ uống có đường như soda, nước ép trái cây nhiều đường và sữa nguyên kem nhiều chất béo bão hòa là những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch sớm”, nhà dinh dưỡng học Qi Sun nói.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJphân tích chế độ ăn uống của gần 15.500 người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuổi trung bình của nhóm là 61, nữ giới chiếm 75%.
Theo đó, những người dùng nhiều đồ uống có đường nhất có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn 20% so với những người tiêu thụ ít nhất. Nguy cơ tử vong liên quan đến tim mạch tăng 29%.
Trong khi đó, nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 26% khi uống cà phê, 21% đối với trà, 23% đối với nước thường và 12% đối với sữa ít béo. Dùng các loại nước trên cũng có tác dụng ngăn ngừa mắc bệnh tim.
Tuy nhiên, nghiên cứu không đưa ra dữ liệu về các loại trà được dùng (đen, xanh, thảo dược hoặc trái cây) và không có thông tin những người tham gia có thêm đường vào cà phê hay trà hay không.
Nita Forouhi, điều tra viên dịch tễ học dinh dưỡng tại Đại học Cambridge (Vương quốc Anh), đánh giá, thiếu dữ liệu về chất phụ gia phổ biến trên đồng nghĩa “so sánh tác động đối với sức khỏe của đồ uống có đường và không đường vẫn chưa rõ ràng”.
Theo CNN, kết quả mang tính chất quan sát, không phải là nguyên nhân - kết quả. Tuy nhiên, đây vẫn là một nghiên cứu công phu khi các tác giả tiến hành thu thập dữ liệu chế độ ăn uống chi tiết, theo dõi những người tham gia trong gần 20 năm, áp dụng điều chỉnh cho các yếu tố gây nhiễu.