Lễ ký kết diễn tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường vào sáng 8/5. Chương trình phối hợp công tác bảo vệ môi trường giữa hai Bộ GD&ĐT và TN&MT được thực hiện trong giai đoạn 2019-2025.
5 nội dung được triển khai gồm: xây dựng,ộtrưởngrènkỹnăngphòngtránhthiêntaichohọcsinhcácbậchọbảng xếp hạng fiorentina gặp bologna hoàn thiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo; rà soát, xây dựng và phát triển hệ thống tài liệu, sổ tay hướng dẫn, tài liệu điện tử, học liệu, băng, đĩa hình về giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên thiên và đa dạng sinh học, chú trọng nội dung giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải; xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về bảo vệ môi trường, tập trung vào giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế.
Hai Bộ trưởng ký kết đưa bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục |
Triển khai các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường; tổ chức các cuộc thi, trao giải thưởng trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang là một nguy cơ hiện hữu đối với toàn cầu nếu không đổi mới tư duy, hành động bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực.
Với Việt Nam, các vấn đề về môi trường đang là những thách thức lớn, tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Từ một vài lĩnh vực, đến nay ngành Tài nguyên và Môi trường đã có tới 60 lĩnh vực hoạt động, trong đó có nhiều lĩnh vực gắn với quá trình phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân như rác thải nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy, nước thải sinh hoạt đô thị, nông thôn.
Để giải quyết thành công bài toán giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững cần bắt đầu bằng việc giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường cho mỗi người dân, cộng đồng, ngay từ những lứa tuổi, cấp học nhỏ nhất, dựa trên nền tảng tri thức, trở thành sức mạnh mang tính đột phá.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận định, việc ký kết, phối hợp giữa hai Bộ sẽ cộng hưởng được trí tuệ của hai bên; sẽ có nhiều động lực, nhiều phong trào cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Nhạ nói: nhiều bậc phụ huynh không nhất trí vì cho rằng con mình còn nhỏ, ví dụ như ở các bậc mầm non, tiểu học, cho các con đi nhặt rác, dọn vệ sinh là chưa phù hợp với sức vóc của các con. Nhưng, họ phải hiểu rằng, đó là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các cháu từ lúc chúng còn nhỏ.
Ngay tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã yêu cầu lãnh đạo các Vụ Mầm non, Tiểu học, Trung học, Giáo dục Thường xuyên... tham gia đoàn công tác có kế hoạch cụ thể để triển khai nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các cấp học của mình.
Phó Vụ trưởng Vụ Mầm non (Bộ Giáo dục) Lý Thị Hằng cho rằng, không chỉ giáo dục nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường cho các con mà vấn đề an toàn thực phẩm, nguồn nước uống cho các con cũng cần phải sạch, đảm bảo, vì không ít vụ việc ngộ độc thực phẩm, nước uống không đảm bảo chất lượng... đã được báo chí phản ánh tại nhiều có sở giáo dục trên cả nước.
Thống nhất các nội dung đi đến ký kết đưa bảo vệ môi trường vào các bậc học, hai Bộ trưởng khẳng định, Biên bản ký kết sẽ là cơ sở để các đơn vị thuộc hai Bộ dành nhiều sự quan tâm, tâm huyết và sẵn sàng triển khai được các nội dung đề ra. Hai Bộ sẽ tìm kiếm cách thức nhằm trang bị cho học sinh nhiều kỹ năng phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ cũng như phòng ngừa những hành động gây ô nhiễm môi trường.
Hơn 70 học sinh nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
Chiều 2/3, Trung tâm Y tế huyện Tân Phú (Đồng Nai) vẫn đang tích cực điều trị cho 15 trẻ với các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau bụng, nghi do ngộ độc thực phẩm.