Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C2 >Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên_số liệu thống kê về melbourne victory gặp central coast mariners

Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào đến cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên_số liệu thống kê về melbourne victory gặp central coast mariners

2025-01-25 08:23:09 Nguồn:PhongThuyBetTác Giả:Thể thao View:301lượt xem

Quốc dân Đại hội Tân Trào là một tiến bộ lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc ta. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá,ừQuốcdânĐạihộiTânTràođếncuộcTổngtuyểncửđầutiêsố liệu thống kê về melbourne victory gặp central coast mariners đây là một đại hội mang tầm vóc lịch sử của một Quốc hội, một cơ quan quyền lực Nhà nước lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuối năm 1945, trước sự chuyển biến của tình hình thế giới có lợi cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho quốc dân đồng bào thông báo chủ trương triệu tập Đại hội Đại biểu quốc dân. Trong thư gửi cho quốc dân đồng bào thông báo chủ trương triệu tập Đại hội Đại biểu quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “… Chúng ta phải có một cái cơ cấu đại biểu… do một cuộc toàn quốc đại biểu đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu ra. Một cơ cấu như thế mới đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”.

Cử tri nhận phiếu bầu tại một khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6-1-1946.Ảnh: TƯ LIỆU

Chiều ngày 16-8-1945, tại đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh (Việt Nam độc lập Đồng minh hội) đã khai mạc Đại hội Đại biểu quốc dân. Tham dự đại hội có hơn 60 đại biểu đại diện cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam, đại diện cho các ngành, các giới, các dân tộc, các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc và một số Việt kiều ở Thái Lan và Lào. Tại đại hội, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương đã đọc bản báo cáo, trong đó nhấn mạnh hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Ủy ban dân tộc giải phóng, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón Đồng minh vào giải giáp quân Nhật trên đất Đông Dương. Trên cơ sở đó, đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh, đồng thời nhất trí thông qua 10 chính sách của Việt Minh.

Đại hội đã quyết định thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch và các Ủy viên là các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Dương Đức Hiền, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Hiến, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang. Thường trực của Ủy ban gồm 5 người: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền. Đồng thời đại hội cũng quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa, Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.

Ngày 17-8-1945, đại hội bế mạc trong không khí tổng khởi nghĩa sôi sục. Thay mặt Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời tuyên thệ: “Chúng tôi là những người được Quốc dân đại biểu bầu vào Ủy ban Dân tộc giải phóng để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, không lùi bước”.

Thực hiện Nghị quyết Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Quốc dân Đại hội, nhân dân Việt Nam đã nhất tề nổi dậy giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân và toàn thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 3-9- 1945, một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân gái trai mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”. Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14- SL quy định sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Sắc lệnh ghi rõ: “Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên”.

Ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “… Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình…”.

Trong ngày chủ nhật 6-1- 1946, từ sáng sớm, báo Sự Thật đã phát lời kêu gọi nhân dân “Tất cả hãy đến thùng phiếu”. Báo Quốc hội số đặc biệt ngày 6-1-1946 đã dành khổ lớn trên trang nhất để in ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bút tích Lời kêu gọi của Người: “Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những người đại biểu xứng đáng vào Quốc hội đầu tiên của nước ta”. Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng cả ý chí sắt đá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được và bằng cả niềm vui sướng, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6-1-1946, toàn dân đi bỏ phiếu.

P.V (tổng hợp)

 

 

Tác Giả:World Cup
------------------------------------