Thầy giáo trẻ kể chuyện Tết Việt ở Úc khi còn là du học sinh_keonhacai chuan
Trở về nước sau thời gian 8 năm du học và làm việc tại nước ngoài,ầygiáotrẻkểchuyệnTếtViệtởÚckhicònlàduhọkeonhacai chuan ThS. Trịnh Hoàng Xuân Phúc (SN 1987), hiện là Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tư vấn hướng nghiệp, Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương.
Chia sẻ về thời gian sinh sống và học tập tại tại Úc, ThS Xuân Phúc cho biết, đó là môi trường giúp anh trưởng thành rất nhiều. “Có thể nói là tôi đã trải qua cả thanh xuân của mình tại một đất nước mà tôi xem như quê hương thứ hai của mình”, anh nói.
Một trong những điều khiến Ths Phúc nhớ nhất trong những trải nghiệm của mình ở đất nước chuột túi chính là Tết Việt của du học sinh.
“Những ngày này làm tôi nhớ lại thời du học của mình, ở chung nhà với các du học sinh Việt Nam vì vậy chúng tôi cũng “chộn rộn” chia nhau đi đến các khu chợ Việt tìm mua nguyên vật liệu để gói bánh chưng, bánh tét. Nhóm khác thì lo trang trí vài nhánh mai, đào cho có không khí”, Phúc mở đầu câu chuyện với VietNamNet.
Trịnh Hoàng Xuân Phúc bồi hồi chia sẻ: “Ở Việt Nam, những ngày cuối tháng Chạp mới chính là thời gian tận hưởng không khí Tết đúng nghĩa, người người nhà nhà đều tất bật trang hoàng, sắm sửa, lo hoàn tất công việc trước ngày nghỉ Tết. Chúng tôi cũng hòa cùng thời gian này và tổ chức theo cách riêng”.
Vào dịp tết Nguyên đán, múi giờ Sydney đi trước Việt Nam 4 tiếng đồng hồ nên du học sinh thường sẽ ráng thức đến 4 giờ sáng để gọi điện thoại về Việt Nam đón giao thừa cùng gia đình. Trong cuộc gọi, mỗi người là mỗi câu chuyện rôm rả, hỏi han, chúc tụng. Mọi người gọi vui là giao thừa “online”.
Nhưng sau những cuộc gọi, các bạn du học sinh ngồi lại với nhau, không ai bảo ai mà nước mắt lăn dài trên gương mặt của những người con xa gia đình.
Theo Xuân Phúc, dù ai cũng có cảm giác tủi thân ùa về nhưng cũng nhanh chóng gạt đi nỗi buồn xa quê để tiếp tục cho bình minh trên xứ người với tư duy sáng tạo và niềm tin vững chắc cho tương lai.
Vượt qua 8 năm xa quê với những Tết online đó, năm 2015, Trịnh Hoàng Xuân Phúc nhận bằng cao học - chính thức về Việt Nam. Khi mới về nước, Phúc có thời gian công tác trong lĩnh vực truyền thông - giải trí, thực hiện nhiều phim truyện cải lương như Mối tình son sắt, Định mệnh, Cưới vợ ăn Tết, Nỗi niềm hối hận… được phát sóng trên các kênh truyền hình.
BETU là hướng rẽ ngang - một trang mới của nghề nghiệp của đạo diễn trẻ Xuân Phúc - theo anh là để thử sức ở một lĩnh vực mới và đặc biệt là trong môi trường giáo dục.
Tại đây, ngoài công tác chuyên môn, anh còn phụ trách giảng dạy một số học phần như Quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện hay các khóa ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo kỹ năng trong và ngoài tỉnh Bình Dương.
Nhìn lại 6 năm làm công tác hướng nghiệp, ThS Phúc cho biết bản thân rất “giàu” khi có một “gia tài tình cảm” của các em học sinh từ miền Trung đến vùng Tây Nguyên hay cả biên giới xa xôi.
“Tôi không quên hình ảnh một người mẹ ở Gia Lai muốn con mình nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Sau những lời động viên, tiếp sức cho cả phụ huynh và học sinh thì người mẹ đã thay đổi quyết định. Và hiện tại, người con đã là sinh viên năm 2 tại một trong những trường đại học có tiếng ở Việt Nam”, Ths Phúc kể. Theo anh, việc học rất quan trọng vì đây là cơ hội để thay đổi cuộc sống từ việc thay đổi tư duy, nâng tầm kiến thức. Đó cũng chính là điều anh nhận về từ những ngày nén buồn đón Tết xa quê năm nào.
“Tôi mong tất cả các du học sinh, ở Úc hay bất cứ đâu hãy luôn vững niềm tin vào tương lai để chịu khó đón Tết xa nhà vài năm rồi trở về quê. Chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ chờ mình nếu chúng ta luôn nỗ lực”, ThS Trịnh Hoàng Xuân Phúc nói.
Ảnh: Nhân vật cung cấp